»

Thứ sáu, 22/11/2024, 19:53:59 PM (GMT+7)

Nghi vấn sữa nhập khẩu Frezzi chung kịch bản "lừa" Danlait

(10:46:06 AM 28/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Trong khi lùm xùm quanh nhãn hiệu sữa Danlait nhập khẩu từ Pháp vẫn chưa ngã ngũ thì dư luận lại dấy lên hoài nghi về một hãng sữa nhập khẩu khác có tên Frezzi.

Nghi án Frezzi

 
Có mặt tại thị trường Việt Nam vào khoảng cuối năm 2012, các sản phẩm sữa non, thực phẩm chức năng mang nhãn hiệu Frezzi do Công ty TNHH Fansi Việt Nam (trụ sở: số 41, ngách 260/6, phố Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội) nhập khẩu.
 
Theo như giới thiệu của Fansi, sữa non Frezzi do Công ty All Green của New Zealand sản xuất và đóng gói, sản phẩm là lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ New Zealand.
 
Tuy nhiên, sau khi những nhập nhèm của Danlait được phơi bày thì sản phẩm sữa non Frezzi cũng bị đưa vào tầm ngắm. Bên cạnh Danlait, cư dân mạng tại những diễn đàn có tiếng như webtretho, lamchame hay nhóm “Chung tay chia sẻ thông tin về sự dối trá của sữa Danlait”  trên facebook với gần 3.000 thành viên tiếp tục phanh phui những nghi vấn xoay quanh Frezzi.
 
Cụ thể, thành viên có nickname hoangha2012 trên diễn đàn lamchamewebtretho cho hay: “Theo như quảng cáo thì Frezzi là sản phẩm sữa non nhập khẩu 100% từ New Zealand nhưng khi tìm kiếm trên Google thì ngoài website frezzi.co.nz và các website Việt Nam bán sản phẩm này ra tôi không thể tìm được thông tin về Frezzi”.

 Website  frezzi.co.nz được phát hiện thuộc sở hữu của chính công ty nhập khẩu sữa Frezzi tại Việt Nam.

 
Thành viên này còn phát hiện, website chính thức của hãng Frezzi đến từ Newzealand là frezzi.co.nz do một người Việt Nam đăng ký qua một công ty chuyên cung cấp tên miền có trụ sở đặt tại Đức, thuê máy chủ của công ty Cổ phần dịch vụ dữ liệu trực tuyến ở TP.HCM, Việt Nam. 
 
Kỳ lạ hơn, website của một hãng sữa lâu đời ở Newzealand lại có địa chỉ đăng ký của người sở hữu cũng như quản trị tên miền là Công ty Fansi Ltd, No 41, Lane 260/6, Doi Can Stress (số 41, ngách 260/6, phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội), chính là công ty nhập nhẩu và phân phối sản phẩm Frezzi tại Việt Nam.
 
Một thành viên khác là Bé mèo con tiết lộ, website có giao diện hoàn toàn bằng tiếng Anh, với tên miền thuộc quyền quản lý của New Zealand nhưng nếu soi vào mã nguồn của trang frezzi.co.nz thì thấy rất nhiều đoạn code có tiếng Việt, thậm chí có cả những từ khóa quảng cáo như "Chuyển văn phòng trọn gói, vận tải hàng hóa...". Sau khi thông tin này được đưa lên diễn đàn, truy cập lại vào frezzi.co.nz thì những “bằng chứng” này bỗng dưng… biến mất.
 
 Mã nguồn của trang frezzi.co.nz thấy rất nhiều đoạn code có tiếng Việt, thậm chí 
 có cả những từ khóa quảng cáo như "Chuyển văn phòng trọn gói, vận tải hàng hóa..."
 
Còn nếu thử dùng Alexa.com để tìm kiếm thêm thông tin về frezzi.co.nz thì cho ra kết quả là 100% người truy cập xuất phát từ Việt Nam.
 
Thêm một điểm vô lý khiến người ta không thể không nghi ngờ Frezzi là trước đó, sản phẩm được giới thiệu có mặt trên thị trường New Zealand từ năm 1993, (mặc dù quảng cáo này đã bị gỡ xuống nhưng vẫn bị lưu trên google) trong khi công ty sản xuất Frezzi là All Green, Newzealand tới năm 2004 mới thành lập.
 
Người tiêu dùng hoảng loạn
 
Những “bằng chứng” được đưa ra khiến người tiêu dùng không khỏi nghi ngờ việc một công ty Việt Nam tự dựng lên một thương hiệu sữa lâu đời, có tiếng tại New Zealand để các bà mẹ Việt tin tưởng.
 
Ngay khi những thông tin nói trên được đưa lên, hàng trăm bà mẹ đã tỏ ra hoang mang. “Tớ đang cho con dùng sữa non Frezzi. Uống sắp hết 1 hộp thì nghe thông tin này, hãi quá, không biết có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không”, nicknam golddragon trên diễn đàn lamchame nói.
 
Chung tâm trạng, thành viên nguyenletrinh lo lắng: “Em trót cho bé uống loại 100% , thấy bé bị bón quá chừng, chắc là tại không hợp sữa Frezzi thôi nhỉ, vì khi uống GH thấy bé vẫn đi bình thường, giờ lại nghe thêm thông tin này nên hoảng loạn tinh thần luôn”.
 
 Frezzi cùng "kịch bản" với Danlait?
 
Trao đổi  về những nghi vấn xoay quanh sản phẩm Frezzi, bà Trần Hải Hà, Trưởng phòng maketting của Công ty Fansi Việt Nam cho biết, hiện phía Fansi đang tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng, sau khi có kết quả sẽ đưa phản hồi chính thức.
 
“Thông tin diễn đàn mạng rất trái chiều, có thể từ phía đối thủ cạnh tranh đưa ra”, bà Hà nói.
 
Trên website Frezzi.com.vn, phía Fansi cũng vừa đưa ra thông báo khẳng định với khách hàng rằng toàn bộ sản phẩm Frezzi do công ty All Green của Newzealand có địa chỉ tại 5-7 Averton Pl, East Tamaki, Auckland, New Zeland sản xuất, đóng gói. 
 
“Chúng tôi đã nhờ các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguyên nhân, nguồn gốc cũng như mục đích của người khơi mào cho các lời đồn đại về xuất xứ sản phẩm sữa của chúng tôi và sẽ có công bố chính thức với khách hàng. Trước khi có kết quả điều tra làm sáng tỏ vụ việc, chúng tôi mong quý khách hàng hoàn toàn bình tĩnh và yên tâm sử dụng sản phẩm…”, thông báo từ phía Fansi cho hay.
Theo Kiến Thức
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghi vấn sữa nhập khẩu Frezzi chung kịch bản "lừa" Danlait

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

Tin Môi Trường
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI