Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Mua nấm linh chi, ra... mùn cưa !
(08:13:58 AM 08/09/2011)
Vì giá trị cao nên nấm linh chi bị làm giả (ảnh chỉ mang tính minh hoạ).
Thông tin nhiễu loạn
Bác Lê Vân, ở 53, ngõ 111 Nguyễn Phong Sắc (Hà Nội) nhờ người quen bên Hàn Quốc mua hộ 1kg nấm linh chi với giá 1,3 triệu đồng (bao gồm cả tiền vận chuyển). Nấm được đóng trong túi nilông dày, có chữ Hàn Quốc và dòng chữ “made in Korea”. Chưa dùng ngay, bác Vân để nguyên cả túi nơi thoáng mát. Một thời gian ngắn sau mở bao thì toàn bộ gói nấm linh chi đã mủn ra như mùn cưa.
Tại cửa hàng xách tay ở ngõ 98 Thái Hà, Oanh – chủ cửa hàng – giới thiệu nấm linh chi chính hiệu Hàn Quốc có hai loại nấm đỏ và nấm vàng nhạt. Theo lời chị Oanh, nấm xịn nhìn không thô ráp, thơm, màu sắc tự nhiên chứ không sẫm màu. 1kg nấm chừng 3 – 4 cây giá sỉ 1 – 1,1 triệu đồng/kg; giá lẻ từ 1,4 – 1,5 triệu đồng/kg.
Còn tại chợ Đồng Xuân – Bắc Qua hay khu vực phố Lãn Ông (Hà Nội), thông tin về nấm linh chi mỗi nơi một kiểu. Chủ kiốt Vĩnh tại chợ Đồng Xuân – Bắc Qua cho hay: loại thái miếng 500.000 đồng/kg, loại Hàn Quốc có bao bì giá từ 0,7 – 1 triệu đồng/kg, loại ngon nhất 1,4 triệu đồng/kg, nấm ngon là loại dày, to, màu tự nhiên, mặt bóng đẹp. Cùng chợ, một chủ hàng khác lại khẳng định: nấm to là của Trung Quốc, nấm nhỏ – dày và thơm hơn – mặt trong có màu vàng, mặt ngoài có lớp phấn là của Hàn Quốc (?)
Chị Vân Khánh, ở khu tập thể Thủ Lệ, Hà Nội vừa từ Hàn Quốc về kể, ngay cả bên Hàn Quốc cũng có rất nhiều loại nấm linh chi, kể cả loại trồng ở Trung Quốc. Nấm linh chi được bán nhiều ở chợ Namdaemun và chợ Sejong. Loại ít năm tuổi, mỏng, vàng nhạt bán với giá 50 USD/kg, còn loại mặt nâu sậm, thân dày bán 70 USD/kg. Để mua được loại tốt phải có người am hiểu về nấm hướng dẫn.
Coi chừng mua nhầm
Thạc sĩ Cổ Đức Trọng, chuyên gia nghiên cứu về nấm linh chi tại TP.HCM cho biết: Nấm linh chi tốt là nấm có mùi thơm đặc trưng, không bị mọt đục. Mặt dưới có màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt hoặc vàng do phơi sấy. Khác với hầu hết, nấm linh chi Trung Quốc được phết một lớp màu vàng nghệ ở mặt dưới, không rõ là màu gì, có hại hay không. Nấm Hàn Quốc và nấm Trung Quốc rất giống nhau vì cùng một chủng nấm, nếu không có chuyên môn rất khó phân biệt. Ngoài ra, có nơi quảng cáo bán nấm Việt Nam nhưng thực ra là nấm Trung Quốc, vì nấm Trung Quốc giá rất rẻ, chỉ khoảng 130.000 – 180.000 đồng/kg, trong khi nấm Việt Nam rẻ nhất đã là 350.000 đồng/kg.
Linh chi nếu được sấy khô, đóng trong bao bì kín, có thể bảo quản trong hai năm vẫn không giảm chất lượng. Khi sử dụng cần tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Linh chi để ngoài trời, thiếu bao bì kín dễ bị ẩm, mốc, mọt, chất lượng bị giảm. Linh chi bị mủn ra như bột mùn cưa là do những nguyên nhân trên, mọt hoặc bọ cánh cứng sẽ đục lỗ vào bên trong nấm, tạo thành rất nhiều đường rãnh bên trong, đẻ trứng, thành trùng… Lâu ngày, nấm bị bở ra, bóp mạnh sẽ bể ra như mùn cưa. Nấm này phải bỏ, không dùng được”.
Lựa chọn và sử dụng
Nấm linh chi có hai nguồn gốc là nấm hoang và nấm nuôi trồng.
Nấm hoang dại: nấm được hái trong vùng rừng núi, có loại to đến 30 – 40cm, có loại chỉ nhỏ bằng đầu đũa, cả trăm tai nấm đủ màu từ đen, đỏ, nâu… đóng trong những túi nilông 0,5kg bán với giá từ 200.000 đồng đến cả triệu đồng. Cả hai loại này đều không chắc là nấm linh chi, mặt khác, nấm mọc hoang chất lượng không đảm bảo, có thể bị nhiễm những vi sinh vật có hại như nấm mốc nhất là mốc xanh, mọt… gây dị ứng cho người dùng hoặc nặng hơn.
Nấm trồng: chắc chắn là nấm linh chi, có xuất xứ từ Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Không mua nấm mọc hoang, vừa bảo vệ sức khoẻ mình vừa bảo vệ nguồn gen nấm gần cạn kiệt do khai thác bừa bãi, chỉ mua ở những nơi có địa chỉ sản xuất, xuất xứ rõ ràng. Nếu không ghi chắc chắn là có vấn đề về nguồn gốc. Không mua nấm có màu vàng sậm ở mặt dưới hoặc có lỗ mọt ở dưới.
Sử dụng hàng ngày: từ 10 – 30g nấu trong 2 lít nước đến sôi, để sôi trong khoảng 10 phút, sau đó dùng dần trong ngày, bã còn lại nấu thêm nước hai. Qua đêm nên để vào tủ lạnh vì linh chi dễ bị hư. Có thể cho thêm táo khô, mật ong hoặc một ít đường phèn đều được. Linh chi dùng hàng ngày trong thời gian dài vẫn không có tác dụng phụ gì hoặc không sợ bị lạm dụng. Tuy nhiên, có bác sĩ khuyên sau khi dùng khoảng hai tháng thì ngưng khoảng một tuần rồi dùng lại. |
Theo SGTT
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.