»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:06:04 AM (GMT+7)

Lâm Đồng: Kinh hoàng trà "cứt trâu"

(13:42:12 PM 05/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Nhiều loại trà bẩn, trà kém chất lượng đã được một số cơ sở sản xuất trà tại TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đem đấu trộn với các loại trà xanh, trà đen đặc sản của xứ trà B’Lao nhằm trục lợi.

 

Hoạt động sản xuất trà bẩn cứ âm thầm tồn tại trong các làng trà ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), gây tổn hại khôn lường cho Thương hiệu Trà B’Lao đã nổi danh trong cả nước.
 
Trà sau khi đấu trộn được đưa vào lò sấy tại xưởng sản xuất của bà Hồng

Sau gần một tháng thâm nhập thực tế “thủ phủ” sản xuất trà tại phường Lộc Tiến và các xã Lộc Châu, Đại Lào, nhóm phóng viên Báo Lâm Đồng đã chứng kiến nhiều chiêu thức “hoá kiếp” trà bẩn thành các loại trà thơm ngon của vùng đất B’Lao. Một trong những cơ sở sản xuất trà bẩn có quy mô lớn tại Bảo Lộc là cơ sở của bà Hồng (thôn 2, xã Đại Lào). Bà Hồng có ít nhất 10 năm thu mua chè tươi để chế biến thành các loại trà đen.
 
Thời gian gần đây, cơ sở của bà chuyên sản xuất loại trà thứ phẩm, trà xô. Đây là những mặt hàng rất dễ trộn thêm các loại bã trà xanh hết chất (phế phẩm từ nhà máy sản xuất trà xanh Oo, trà xanh C2), trà cọng, trà cám. Liên tiếp trong các ngày 11, 12 và 13-7, chúng tôi đã thâm nhập cơ sở của bà Hồng để nắm rõ quy trình sản xuất, đấu trộn các loại trà bẩn. Nếu như trước đây, việc đấu trộn được thực hiện khi trà đã sấy khô thành phẩm thì nay được thực hiện tinh vi hơn để đánh lừa cả những người am hiểu về trà.
 
Xưởng sản xuất của bà Hồng rộng khoảng 3.000 m2, được bố trí nhiều kho riêng biệt. Trong đó, đáng chú ý nhất là kho chứa bã trà xanh, trà cám và một số loại trà bẩn kém chất lượng khác được đặt sâu bên trong nhà xưởng. Trong thời gian chúng tôi tác nghiệp, kho chứa trà bẩn còn rất nhiều bao hàng màu trắng hoặc xanh được cột miệng cẩn thận chất đầy ứ trong kho. Ngay ngoài cửa ra vào là khu vực thu mua trà tươi.
 
Tiếp đến là vị trí đặt cối vò và lò sấy trà. Có 10 cối vò và 2 lò sấy trà hoạt động liên tục từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối hàng ngày và tất cả các ngày trong tuần. Khoảng 10 công nhân, chủ yếu là thanh niên khoẻ mạnh, làm liên tục với những việc rất nặng nhọc từ cân chè tươi, cào trà vào sọt để đổ vào cối vò.
 
Sau khi vò xong, trà được đổ ra nền nhà rồi đưa tiếp vào sấy. Riêng công đoạn đấu trộn trà bẩn chỉ do 2 công nhân tên Sửu và Hào được giao “trọng trách” thực hiện và do một người đàn ông tên Hưởng chỉ đạo trực tiếp.
 
Trước khi trà tươi được đổ ra khỏi cối vò khoảng 15 phút, Sửu và Hào vào kho vác 2 bao trà cám ra đổ xuống nền nhà cạnh cối vò. Hào dùng vòi nước tưới lên đống trà cám khoảng 100 kg vừa đổ ra nền nhà, còn Sửu thì liên tục dùng chân dẫm, đạp và trộn đều đống trà này cho đến khi quyến lại như “cứt trâu” (tiếng lóng dân làm trà thường gọi loại trà này). Sau đó, cả 2 tiếp tục dùng xẻng xúc chia đều vào 10 cối vò trà đang hoạt động. Quá trình đấu trộn này diễn ra nhanh chóng và rất mất vệ sinh. Toàn bộ trà cám được đổ dưới nền nhà nhầy nhụa, khi tưới nước ướt bốc mùi chua rất khó chịu.
 
Ông Chiến, một công nhân kỹ thuật đứng lò sấy nhiều năm tại cơ sở của bà Hồng, kể: “Trước đây, bà Hồng từng mua bã trà xanh còn ướt sũng về sấy rồi mới đấu trộn. Nhưng, loại trà này nhiều nước bầy nhầy kèm theo mùi hôi và rất tốn công khi sấy. Do đó, bà không sấy nữa mà mua loại khô về trộn. Tuỳ theo từng loại trà mà chọn trà cám hay bã trà để trộn và tỷ lệ trộn cũng khác nhau. Việc đấu trộn chủ yếu để làm tăng trọng lượng nhằm thu lời”.
 
Bình quân mỗi cối vò cho ra lò khoảng 80 kg trà khô, trong đó có 10 kg trà cám đã được trộn lẫn. Một công nhân trong xưởng cho biết: “Trà cám chỉ được mua với giá khoảng 6 ngàn đồng/kg, sau khi đấu trộn thì có thể bán lên từ 21 – 30 ngàn/kg”.
 
Theo tính toán của chúng tôi, mỗi ngày xưởng sản xuất của bà Hồng thu mua khoảng 20 tấn trà tươi để sản xuất ra khoảng 5 tấn trà khô, đấu trộn với khoảng 7 tạ trà cám. Với sản lượng như vậy thì mức độ lợi nhuận mỗi ngày tại cơ sở của bà Hồng là “siêu khủng”. Ngoài trộn trà cám, tuỳ theo từng thời điểm trong năm và độ đẹp xấu của chè tươi mà cơ sở bà Hồng sẽ trộn thêm bã trà xanh không độ hoặc trà cọng.
 
Chạy dọc theo phố trà nối từ phường Lộc Tiến đến xã Đại Lào, có cả trăm cơ sở sản xuất trà nằm len lỏi trong nhiều ngõ ngách. Bà H. – một trong những người sản xuất trà đen lâu đời tại phường Lộc Tiến - phản ánh: "Vì chạy theo lợi nhuận mà có khoảng 70% cơ sở sản xuất trà tại đây có đấu trộn trà bẩn vào các loại trà xanh, trà đen theo tỷ lệ nhất định". Trong quá trình thâm nhập thực tế, chúng tôi phát hiện các cơ sở sản xuất trà bẩn thường có sự liên kết trong việc “chia sẻ” nguồn hàng cho nhau.
 
Ngoài việc đấu trộn tinh vi loại trà cám, bã trà xanh như cơ sở bà Hồng, rất nhiều cơ sở khác còn nhập loại cám trà, bụi trà phế phẩm của các loại trà xanh, trà đen từ tỉnh khác về để trộn với loại trà cám ngon tại địa phương.
 
Cơ sở của bà Nhung (phường Lộc Tiến) là một trong những cơ sở mạnh trong việc sản xuất loại trà này. Mỗi tuần, tại nhà kho nằm giữa vườn cà phê của bà Nhung (vẫn thuộc địa bàn phường Lộc Tiến), nhiều xe trọng tải từ 20 tấn trở lên từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thái Nguyên liên tục ra vào bỏ hàng. Từ đây, trà cám được sàng lọc, phân loại và “phân phối” lại cho nhiều cơ sở sản xuất trà khác tại Bảo Lộc.
 
Ngay tại cơ sở chính của bà Nhung trên đường Trần Phú, trà cám của vùng trà B’Lao được đấu trộn với các loại trà cám kém chất lượng khác với tỷ lệ 7 – 3. Sau đó, xuất bán về các tỉnh như Bình Dương, TP HCM để sản xuất trà túi lọc.
 


Hai công nhân vừa tưới nước vừa dùng chân nhào trộn trà cám để chuẩn bị đưa vào cối vò với trà tươi 


Công đoạn “tưới tắm” cho trà bẩn trước khi đưa vào lò “phù phép” (ảnh cắt từ video clip) 

(Theo Lâm Đồng Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lâm Đồng: Kinh hoàng trà "cứt trâu"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

Tin Môi Trường
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

VACNE 30 năm
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI