»

Chủ nhật, 24/11/2024, 12:42:36 PM (GMT+7)

Hàng trôi nổi gắn mác “đồ nhà quê”

(12:40:06 PM 18/06/2017)
(Tin Môi Trường) - Thực phẩm bẩn tràn lan khiến nhiều người tiêu dùng đổ xô mua “đồ nhà quê” để tránh thuốc, hóa chất…Nhưng trường hợp lợi dụng điều này người bán lấy hàng trôi nổi và quảng cáo là thực phẩm quê cũng bị xử lý.

Hàng[-]trôi[-]nổi[-]gắn[-]mác[-]“đồ[-]nhà[-]quê” 

Tâm lý người tiêu dùng chọn hàng trồng ở quê vì tin rằng không có hóa chất. Ảnh: Internet
 
Tràn lan “đồ nhà quê” trên mạng lẫn chợ
 
Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng sợ thực phẩm bẩn, rất nhiều trang web bán thực phẩm ở nhà quê ra đời. Những thực phẩm ở quê sản xuất được bán với giá cao hơn nhiều so với hàng sản xuất đại trà, ngoài việc bán được giá cao những thực phẩm này bán rất đắt hàng.
 
Ngoài những người bán hàng tự sản xuất ở quê thật sự thì cũng có những gian thương mua lại lấy hàng trôi nổi trên thị trường rồi giới thiệu hàng dưới quê  hoặc trộn chung với những sản phẩm lấy ở quê lên rồi quảng cáo hàng của người ở quê mình gửi lên bán và giới thiệu hàng không phân, không thuốc hóa học, không chất bảo quản. Nhờ vào sự giới thiệu của người bán một cách chuyên nghiệp nhiều người phải bỏ ra số tiền lớn hơn với giá thực chất của sản phẩm.
 
Hiện nay xuất hiện nhiều trang web quảng cáo là thực phẩm ở quê, Chị Lê Hồng Đào, quận Tân Phú cho biết “tôi làm việc ở một công ty thiết kế, không có nhiều thời gian để đi chợ nên rất thường vào những trang web quảng cáo để mua hàng ở quê cho sạch, giá rau và trái cây trên một số trang bán online cao hơn so với giá của một số chợ vì người bán bảo là hàng quê. Thật sự tôi không biết có chắc là thực phẩm ở quê không nhưng mua như vậy trong lòng cũng thấy an tâm hơn”.
 
Hàng[-]trôi[-]nổi[-]gắn[-]mác[-]“đồ[-]nhà[-]quê”
Nhiều người không có thời gian đi chợ nên cũng chọn những trang web bán hàng ở quê. Ảnh: NV
 
Ngoài việc xuất hiện trên các web, việc bán hàng ở quê còn xuất hiện rất nhiều ở các chợ. Những nơi bán những loại hàng này thường không có sạp mà bày bán ở nơi nào có chỗ trống nào đó rồi quảng cáo là hàng nhà quê. Một lần tôi hỏi khách mua chị có biết sao là hàng ở quê không mà chấp nhận mua với mức giá cao hơn thông thường? chị khách hàng trả lời “người ta quảng cáo vậy thì chắc hàng ở quê rồi, còn phân biệt thì tôi không biết phân biệt ra sao”.
 
Nhiều hàng hóa gắn mác thực phẩm quê chưa được kiểm soát chất lượng. Vì vậy khi mua thực phẩm, người tiêu dùng nên có cách lựa chọn khôn ngoan, tránh vì lời giới thiệu không có căn cứ mà mua nhằm hàng trôi nổi với mức giá cao hơn. Với một số người vì lợi nhuận họ dùng một số “thủ thuật” để biến hàng nuôi công nghiệp thành hàng tự nhiên mà người dùng không biết.
 
Theo quy định, thực phẩm an toàn phải được dán tem an toàn, ghi mã số của cơ sở sản xuất, công khai giá cả. Nếu không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, không có tem nhãn trên sản phẩm, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nghi ngờ tính trung thực của sản phẩm.

Có thể bị xử lý hành vi
 
Theo luật sư Đặng Thành Trí,  tại điểm a, b khoản 5 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì hành vi quảng cáo “lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo” và hành vi quảng cáo “sai sự thật,  không đúng chất lượng, công dụng, chủng loại của hàng hóa” sẽ bị phạt tiền 50-70 triệu đồng.
 
Ngoài ra, việc sử dụng "thủ thuật" để biến hàng nuôi công nghiệp thành hàng tự nhiên nếu không bảo đảm an toàn thực phẩm thì tuỳ tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.
Nguyễn Võ/ báo Pháp luật TP HCM
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hàng trôi nổi gắn mác “đồ nhà quê”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

Tin Môi Trường
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI