Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Gà chích xi-lanh bơm nước được tiêu thụ như thế nào
(17:03:51 PM 23/01/2013)Sự thật sau những thớ thịt căng mọng
Chợ thực phẩm Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) hôm nay, những gian hàng bán thịt gà đã được “tập kết” về một khu và nằm khiêm tốn ở góc chợ với gần 40 phản thịt. Không còn cảnh gà, cá lẫn lộn nhưng vẫn là cảnh gà bày la liệt không chỉ trên phản mà cả dưới đất và mức giá thì rẻ như… cho.
Các gian hàng bán thịt gà tại chợ Dịch Vọng Hậu đã được quy hoạch lại nhưng vẫn còn cảnh tượng gà nằm la liệt dưới đất để chờ người tới mua. |
Mới 5h sáng, tiếng kẻ bán, người mua đã ồn ào cả góc chợ. Gà được bày bán công khai, chất đầy trên từng chiếc phản với đủ loại từ gà công nghiệp tới gà ta. Phụ gia thêm là cánh, chân, đùi gà, lòng mề cũng thành một mớ hỗn tạp chất đầy trong từng gian hàng. Thậm chí có chủ còn để trong chiếc mâm, thúng, chậu hay thùng xốp và đặt dưới đất. Có cả những chân gà còn nguyên lớp đá xung quanh. Cảnh tượng ấy cứ thế tiếp diễn từ sáng sớm cho tới trưa, khi người đi chợ cả khách mua buôn lẫn khách mua lẻ không còn một ai.
Giá gà đưa ra khiến nhiều người giật mình vì mức… siêu rẻ so với các chợ cóc. Gà công nghiệp chỉ có 40 – 50.000 đồng/kg. Khi ánh sáng đủ để nhìn rõ mặt người, một màu vàng ruộm của gà công nghiệp xen lẫn với màu vàng hơi nhợt của những chú gà ta trong khu bán gà đã thu hút ánh nhìn của hầu hết khách đi qua đây. Con nào cũng căng phồng nhìn rất “ngon” mắt. Thoạt nhìn ai cũng khen người nuôi gà “mát tay”, chăm con nào con nấy đều béo tốt.
Mặc cho cái lạnh của những ngày mùa đông, dòng người đổ về chợ thực phẩm Dịch Vọng Hậu để mua gà về bán hàng hay phục vụ cho các quán cơm bình dân từ sáng sớm đã rất đông. Những tay bán cân, chặt, tư vấn… rất chuyên nghiệp.
Khi trời còn tối mịt, chúng tôi có mặt tại chợ Dịch Vọng Hậu, lúc này chí có cánh đi mua buôn hoạt động tấp nập. Họ là những khách hàng đã quen mặt. Người bán hàng cũng phân loại được từng loại khách đi trong từng khung giờ để tiện giao tiếp. Dừng lại ở một quầy bán gà mía, loại gà mà ở làng Bình Đà (xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội) một số người dân đã “phù phép” bơm nước vào gà để hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng và trọng lượng con gà cũng theo đó tăng lên đáng kể, người bán hàng đon đả mời chào.
Con nào con nấy, da thịt đều căng mọng nhìn rất "ngon" mắt. |
“Nhà em chuyên giao gà cho các nhà hàng, nhưng trước nay buôn bán lãi được rất ít. Giờ em qua đây muốn tìm mối và nhờ các chị giúp đỡ để làm sao có được chút lãi chứ không thời buổi bão giá mà cứ làm ăn như thế thì khó lắm”, một thanh niên trạc 30 tuổi lắc đầu tâm sự với chị chủ gian hàng. Như bắt được con mồi, chị này ghé tai anh thanh niên hát giá và không quên công khai loại gà bơm nước của mình vẫn đang bán rất chạy: “120.000 đồng/kg gà bơm nước, loại chưa bơm nước là 130.000 đồng/kg. Giá chênh lệch là 10.000 đồng/kg giữa hai loại”.
Là dân buôn bán lại có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực buôn bán gà, người thanh niên này không tỏ vẻ ngạc nhiên trước những công nghệ được công khai. Quay sang người bên cạnh đang ngạc nhiên với công nghệ làm giầu có một không hai ấy, anh thản nhiên: “Gà ở đây hầu hết đều được bơm nước mà. Buôn bán phải như thế mới có lãi”.
Gà ở đây hầu hết đều đã qua công nghệ "bơm nước" để tăng mức lợi nhuận lên hàng siêu khủng cho người buôn. |
Người bán hàng vẫn cười rất tươi và chờ đợi quyết định của khách. “Để em về hỏi lại mẹ xem quyết định lấy loại nào. Có gì em sẽ quay lại và nhờ chị giúp đỡ”, người thanh niên hứa hẹn rồi lại tiếp tục dạo qua các gian hàng gà khác cũng con nào con nấy thân, đùi, cánh đều căng mọng mà theo lời những cánh buôn ở đây là… căng mọng nước.
Giao hàng tại chợ, không lấy hàng tại nhà
Ngày hôm sau chúng tôi quay lại chợ Dịch Vọng Hậu lúc 7 rưỡi sáng khi dòng người mua lẻ đã tấp nập. Gần 40 phản gà ở góc chợ vẫn tràn ngập những chú gà da thịt căng mọng. Thấy có khách ghé qua, chủ hàng nào cũng đon đả mời chào. Khi ngỏ ý muốn mua gà về phục vụ đám cưới, chúng tôi được một chị bán hàng chỉ sang quầy bán gà mía. Chủ gian hàng cũng tư vấn giá cả và hứa sẽ mang tới tận nơi chỉ cần một cuộc điện thoại. Khi tôi muốn tới tận nhà lấy hàng và xin lại địa chỉ, người đàn ông đứng sau quầy hơi bối rối: “Nhà em ở mãi Thanh Trì. Anh chị không phải đường sá xa xôi, em sẽ mang giao tận nơi”.
Chúng tôi tiếp tục đi tham khảo thêm một vài gian hàng có bán loại gà mía để tiện cho việc mục sở thị sự căng tròn của từng thớ thịt gà khi đã được “phù phép” qua công nghệ bơm nước. Chiếc bàn cũng được thiết kế công phu thành từng tầng lớp để tiện cho việc phân chia và đặt từng món hàng: nào là gà nguyên con, cánh, đùi rồi cả lòng mề đã tái nhợt. Lần này, chúng tôi dự định nhập gà về để mở quán phở. “Em cứ lấy gà của chị đi, đảm bảo gà săn chắc 100% không dính nước”. “Có thật không chị?”, tôi buông câu hỏi nửa tín nửa nghi dành cho chị và nhận lại là sự lúng túng biểu hiện rất rõ trên gương mặt người bán hàng.
Khi chúng tôi ngỏ ý xin số điện thoại và hỏi địa chỉ của chị để tới tận nơi nhập hàng, chị cũng giật mình rồi vội nói chữa: “Chị ở tận Bình Đà, xa lắm. 4 rưỡi sáng ngày nào cũng như ngày chị có mặt ở đây rồi. Em cứ ra đây mà lấy, không cần phải tới tận nhà đâu”.
Công nghệ đó đã có mặt ở làng Bình Đà, vì vậy những người buôn gà ở chợ Dịch Vọng Hậu đều từ chối việc khách hàng muốn tới tận nhà nhập hàng vì họ sợ "công nghệ" bị rò rỉ. |
Cố thuyết phục người phụ nữ ấy để mình được tới tận nơi mà những ngày gần đây, nhiều người tiêu dùng vẫn rỉ tai nhau công nghệ “bơm nước” vào gà nhằm tạo mức lãi siêu khủng của các lái buôn, nhưng chị vẫn tìm cách chối: “Bọn em buôn bán ít thì cứ ra đây mà lấy”. Mặc dù sau đó chị cho chúng tôi số điện thoại nhưng vẫn không quên dặn lại: “Nếu có gọi cho chị thì gọi lúc 4 – 5h chiều nhé. Chị sẽ chuẩn bị để hôm sau có đủ số lượng cho bọn em”.
Bỏ lại những chú gà bơm nước phía sau, chúng tôi trở về với con đường của mình. Rất nhiều sinh viên rồi cả những người dân Hà Nội vẫn đang tấp nập mua gà. Nhiều người còn không tiếc lời khen dành cho những chú gà có làn da căng mọng mặc dù trong số họ cũng có không ít người luôn đặt câu hỏi về nguồn gốc của những loại gà này. Nhưng họ đâu biết, chính mình đang ngày ngày làm giầu cho những con người buôn bán vụ lợi, mà mức lãi là siêu khủng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.