Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Coi chừng heo bệnh lên bàn ăn
(12:17:55 PM 26/07/2011)
Cơ quan liên ngành kiểm tra một lô hàng thịt heo không rõ nguồn gốc đã bốc mùi nặng Ảnh: TRẦN MẠNH |
Cùng với giá thực phẩm lên cao vài tháng trở lại đây, lượng thịt lậu từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc vào TP.HCM ngày càng nhiều.
Ngày nào cũng bắt được thịt lậu
Ngày 23-7, Đội cảnh sát giao thông (CSGT) Rạch Chiếc cùng đoàn kiểm tra liên ngành đã cho dừng xe khách biển số 76M-... trên xa lộ Hà Nội, TP.HCM. Đoàn kiểm tra đã phát hiện bên trong khoang hành lý có hai thùng xốp chứa da, mỡ heo với khối lượng lên tới hàng trăm ký.
Chủ lô hàng không xuất trình được giấy chứng nhận kiểm dịch, số thịt heo trên cũng không có dấu kiểm soát giết mổ. Khi các thùng hàng trên được bốc dỡ tại trạm kiểm dịch, dung dịch để ngâm thịt đã bốc mùi hôi.
Trước đó, vào ngày 15-7 Trạm thú y Thủ Đức và đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra xe khách 53S-... phát hiện bên trong khoang hành lý có 18 thùng xốp chứa da, mỡ heo bốc mùi hôi thối không rõ nguồn gốc, không có chứng nhận kiểm dịch.
Theo bà Đặng Thị Tuyết, thịt heo không đảm bảo an toàn nếu được vận chuyển trót lọt sẽ lên bàn ăn gây nguy hại sức khỏe người tiêu dùng. Thực tế cho thấy những sản phẩm dù đang phân hủy như vậy nhưng khi tới các nhà hàng, được xử lý qua hóa chất và nấu chín thì người tiêu dùng rất khó phát hiện. |
Theo một nhân viên Chi cục Thú y TP.HCM, việc phát hiện các vụ vận chuyển thịt bẩn, thịt không rõ nguồn gốc từ các tỉnh bên ngoài vào TP.HCM thời gian qua xảy ra như cơm bữa, hầu như ngày nào cũng phát hiện.
Chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm 2011, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức đã phát hiện hàng trăm vụ vận chuyển thịt heo bẩn, thịt heo không rõ nguồn gốc, tiêu hủy 86 trường hợp thịt heo không đảm bảo an toàn, với khối lượng lên tới 11.576 kg (hơn 4 tấn mỡ heo). Trong khi đó, con số thịt heo phải tiêu hủy của cả năm 2010 chỉ là 66 trường hợp.
Thịt bốc mùi vẫn được tiêu thụ
Theo bà Đặng Thị Tuyết - trạm trưởng Trạm kiểm dịch Thủ Đức - do lợi nhuận cao nên dù các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, các chủ hàng vẫn tìm mọi cách vận chuyển heo lậu vào thành phố tiêu thụ.
“Giả sử một con heo sữa 2,5kg trên bàn ăn có giá khoảng 500.000 đồng. Nếu thông qua con đường giết mổ hợp pháp, tức có dấu kiểm soát giết mổ, có giấy chứng nhận kiểm dịch... chi phí thu gom, vận chuyển phải lên tới hơn 300.000 đồng. Còn nếu vận chuyển lậu thì chi phí chỉ 150.000-200.000 đồng” - bà Tuyết cho biết.
Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân nói trên, do giá heo bệnh và heo sạch trên thị trường chênh lệch nhau quá lớn, nhiều chủ hàng mua cả heo hôi thối, heo bệnh để vận chuyển vào TP.HCM kiếm lời.
Theo các cơ quan chức năng, trong số những vụ mà họ bắt giữ có cả những lô hàng đã bị thối, có lô hàng phát hiện có bệnh. Ngày 21-5-2011, hơn 600kg thịt heo đã biến chất, bốc mùi hôi xuất phát từ Lạng Sơn khi vận chuyển vào TP.HCM để tiêu thụ bị phát hiện. Số thịt heo này là heo nái nhưng đã được làm giả thành thịt heo rừng bằng cách đính ba gốc lông trên da heo.
Cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra các lô hàng vận chuyển ngày 9-7 từ Quảng Trị và ngày 19-7 với lô hàng từ Quảng Ngãi, phát hiện thịt dương tính với bệnh tả heo.
Bà Đặng Thị Tuyết cho biết thịt heo được vận chuyển vào TP.HCM xuất phát nhiều từ các lò mổ tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bắc Giang, Thái Bình... Để kéo giảm chi phí, các chủ hàng thường để thịt heo đã giết mổ một thời gian chờ gom đủ số lượng mới đem đi tiêu thụ. Do thời gian bảo quản kéo dài nên số thịt heo này bị phân hủy và không còn đảm bảo an toàn.
Theo một cán bộ Chi cục Thú y TP.HCM, dù cơ quan chức năng đã phát hiện liên tiếp nhiều vụ vận chuyển thịt lậu, thịt không rõ nguồn gốc trong thời gian qua, nhưng số lượng hàng lọt qua các cửa kiểm tra của cơ quan chức năng còn rất lớn.
Né trạm
Tại TP.HCM hiện có bốn trạm kiểm dịch động vật ở các cửa ngõ là trạm Hóc Môn, Xuân Hiệp, An Lạc và Thủ Đức. Trong đó tuyến cửa ngõ tại trạm kiểm dịch Thủ Đức là “nóng” nhất vì kiểm soát hầu hết lượng thịt heo vận chuyển từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào TP.HCM.
Bên cạnh việc sử dụng các loại xe thô sơ và xe khách thường như trước, các đối tượng vận chuyển thịt lậu hiện nay còn sử dụng cả xe khách chất lượng cao có giường nằm vận chuyển.
Theo Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, các chủ phương tiện thường cử “tai mắt” để theo dõi các cơ quan kiểm soát, cho xe đi vòng vào các tuyến đường nhỏ thuộc sự quản lý của các quận, huyện để né trạm kiểm dịch của TP.HCM. Hoặc các đối tượng hẹn giao hàng tại Bình Dương, Đồng Nai... sau đó mới vận chuyển hàng bằng xe hai bánh vào TP.HCM để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.
Trung tá Phạm Văn Tuyến - đội phó Đội CSGT Rạch Chiếc - cho biết các đối tượng vận chuyển thịt heo lậu có rất nhiều thủ thuật để né tránh các trạm kiểm dịch và sự kiểm soát của cơ quan chức năng, hoặc vận chuyển hàng vào ban đêm.
Lực lượng cảnh sát giao thông và kiểm dịch động vật phải có sự phối hợp chặt chẽ, thiết lập đường dây nóng, trực chiến 24/24g mới có thể phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.