»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:05:05 AM (GMT+7)

Chất lượng nước đóng bình bị thả nổi

(13:40:51 PM 22/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, nhu cầu sử dụng nước tinh khiết đóng bình của người dân ngày càng cao. Cùng với đó, sự mở rộng hoạt động của các hãng nước đã khiến thị trường cung ứng nước tại Hà Nội càng khó kiểm soát, trong khi chất lượng nước uống không đảm bảo sẽ đe dọa trực tiếp sức khỏe người tiêu dùng (NTD).

 Chất[-]lượng[-]nước[-]đóng[-]bình[-]bị[-]thả[-]nổi

Cửa hàng kinh doanh nước không biển hiệu tại ngõ 326 Khương Đình (quận Thanh Xuân).

 

 

Bùng nổ thị trường nước tinh khiết

Hiện trên thị trường nước tinh khiết trên địa bàn thủ đô có sự hiện diện sản phẩm của khoảng 20 hãng. Ngoài những hãng nước có tên tuổi từ lâu: Lavie, Aquafina... là một số hãng nước mới như: Aquataly, Petanls, Wami...

Được chào hàng bởi công nghệ Mỹ, chủ cửa hàng sản xuất kiêm đại lý cung cấp nước tinh khiết đóng bình hãng Aquataly nằm sâu trong ngõ Hoàng Mai (quận Hai Bà Trưng) quả quyết: “Nước sạch, công nghệ ngoại nhập, đảm bảo khách hàng sẽ rất ưa chuộng. Giá rẻ thôi, bán lẻ là 18.000 đồng/bình. Đổ buôn thì chỉ 13.000 đồng thôi”. Chúng tôi vờ kêu giá cao, chủ hàng liền tiếp lời: “Giá vậy thôi, chứ bọn anh có đủ cả: Loại 10.000 đồng cũng có, nhưng chỉ là máy lọc rẻ tiền rồi gắn mác thôi”. Nói rồi, ông chủ chìa cho tôi xem một mớ mác làm sẵn, chỉ đợi dán lên bình.

Tìm đến một cơ sở khác nằm sâu trong con ngõ 336 Nguyễn Trãi, chúng tôi tiếp xúc với ông chủ, kiêm nhân viên giao hàng của Win water - một hãng nước mới xuất hiện mà theo giới thiệu của ông chủ “nước do Trường ĐH Bách khoa nghiên cứu, rất đảm bảo và tinh khiết 100%”. Tuy nhiên, một bình nước 20l mà giá chỉ 9.000 đồng, khiến chúng tôi không khỏi giật mình.

Có đủ tiêu chuẩn an toàn?

Qua tìm hiểu của PV, các cơ sở sản xuất nước nhỏ, lẻ trên địa bản thủ đô hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm, từ nhân lực (ông chủ kiêm nhân viên), cơ sở vật chất (nơi sản xuất, bày bán nước, bày bán gas). Thậm chí, nhiều cửa hàng còn sản xuất trong điều kiện ô nhiễm và hầu hết cửa hàng không có biển hiệu, hoặc biển hiệu nhếch nhác, tạm bợ. Trên thực tế, theo một sơ sở kinh doanh nước lâu năm, thì giá bán 10.000 đồng/bình/19l sẽ chỉ có lỗ mà không lãi, hoặc nước trong bình không được xử lý đảm bảo?

Theo Sở Y tế, các cơ sở sản xuất nước đóng chai ngoài việc đảm bảo đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất nước uống của Bộ Y tế còn phải tự kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm định kỳ tại Trung tâm Y tế dự phòng. Cụ thể, nguồn nước đầu vào để sản xuất phải là nước ngầm hoặc nước máy đã được xử lý đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.

Sau khi qua các bộ phận lọc thô, lọc bằng than hoạt tính..., nước đóng chai phải được diệt khuẩn bằng tia cực tím. Trong khi đó, qua phản ánh của người dân, nhiều trường hợp bình nước mua về uống, chỉ được mấy ngày sau, cặn bẩn vẩn lên từ đáy bình, tuy nhiên, khi mang ra cơ sở sản xuất thì các cơ sở này không nhận trách nhiệm và đổ lỗi do người dùng không biết bảo quản (?!).

Mặc dù quy định rõ, nước tinh khiết phải đáp ứng trên 40 chỉ tiêu lý, hóa, vi sinh... tuy nhiên, với việc đầu tư những loại thiết bị rẻ tiền, đa phần nước tinh khiết được sản xuất hiện nay chỉ có thể diệt khoảng 30% vi khuẩn có trong nước ngầm.

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm ĐH Bách khoa Hà Nội) lưu ý: “Không nên lạm dụng nước tinh khiết, bởi khi nước qua xử lý các công đoạn lọc, tẩy trùng, diệt khuẩn, đồng thời cũng loại bỏ các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm... vốn có trong thiên nhiên, nếu dùng kéo dài sẽ gây hiện tượng thiếu khoáng chất với cơ thể”.


Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - khuyến cáo, NTD nên tự bảo vệ mình bên cạnh sự quản lý của cơ quan chức năng, bằng cách lựa chọn những nhãn hiệu có tiếng hoặc dùng quen để tránh rủi ro đáng tiếc. Hội cũng sẽ chung tay với NTD, góp phần đẩy lùi hàng kém chất lượng khỏi thị trường.
NGUYỄN VŨ (Báo Lao Động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chất lượng nước đóng bình bị thả nổi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

Tin Môi Trường
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

VACNE 30 năm
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI