»

Thứ sáu, 22/11/2024, 17:30:22 PM (GMT+7)

Các chính sách “Bảo hành chính hãng” lừa gạt người tiêu dùng

(10:11:09 AM 19/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Mượn các hệ thống trung tâm điện máy có tiếng để bán hàng kém chất lượng với giá cao, giả mạo nhân viên dịch vụ bảo hành, sửa chữa để tiếp tục lừa gạt người tiêu dùng.

Các[-]chính[-]sách[-]“Bảo[-]hành[-]chính[-]hãng”[-]lừa[-]gạt[-]người[-]tiêu[-]dùng[-]
Một số trang mạng giả danh bảo hành, sửa chữa chính hãng để lừa người tiêu dùng



Không chỉ mượn các hệ thống trung tâm điện máy có tiếng để bán hàng kém chất lượng với giá cao, thời gian gần đây nhiều đối tượng còn giả mạo nhân viên dịch vụ bảo hành, sửa chữa để tiếp tục lừa gạt người tiêu dùng.

Ngoài việc đăng thông tin trên các trang mạng, phát tờ rơi, đăng quảng cáo, các đối tượng lừa đảo khá tinh vi khi mở các website, sử dụng logo, hình ảnh của trung tâm điện máy để tạo niềm tin với khách hàng...

Khó phân biệt thật giả

Khi tủ lạnh bị trục trặc đèn chiếu sáng, bà Lê Thị Thanh (đường Lũy Bán Bích, Q.Tân Phú, TP.HCM) liên lạc với trung tâm bảo hành của siêu thị điện máy Phan Khang (Q.Tân Bình) theo số 0938.226.030 trên website www.suachuadienmayphankhang.com.

Tuy nhiên, bà Thanh được một nhân viên nam tự xưng phụ trách bảo hành Phan Khang cho biết hỏng hóc hệ thống đèn trong tủ lạnh sẽ không được bảo hành, công ty chỉ có chính sách bảo hành hệ thống làm lạnh.

“Ngày hôm nay có hơn chục khách hàng yêu cầu công ty chúng tôi bảo hành vấn đề này nhưng chúng tôi chỉ sửa chữa và sẽ tính phí ưu đãi cho khách hàng” - nhân viên này nói. Bà Thanh chấp nhận nhờ nhân viên này đến thay đèn với giá gần 200.000 đồng.

Theo bà Thanh, do thấy website được thiết kế khá bài bản với hình ảnh công ty cùng địa chỉ hàng loạt các hệ thống chi nhánh, thậm chí khi đến nhân viên này còn mặc áo có logo công ty nên khá yên tâm.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện trung tâm điện máy Đệ Nhất Phan Khang khẳng định người đến sửa chữa tủ lạnh cho bà Thanh là giả mạo.

Theo vị này, nhân viên công ty khi đến bảo hành cho khách hàng từ túi đựng đồ, quần áo đến mũ bảo hiểm đều có logo công ty, trước ngực áo luôn đeo bảng tên.

Ngoài ra, nhân viên phải xuất trình giấy giới thiệu, giấy ghi nhận thực trạng, kết quả xử lý vụ việc... do công ty cấp.

Đặc biệt, với những lỗi nhỏ như hư bóng đèn tủ lạnh, công ty sẽ thay miễn phí cho khách khi sản phẩm còn bảo hành.

Lần theo những địa chỉ chi nhánh “trung tâm bảo hành Phan Khang” được ghi trên website này, chúng tôi phát hiện tại địa chỉ 243 Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình) là Bệnh viện Phụ sản Mêkông.

Tương tự, bà Hồng (đường Tạ Quang Bửu, Q.8) cũng cho biết suýt dính bẫy lừa khi liên lạc với đơn vị tự nhận “bảo hành chính hãng” các sản phẩm điện máy thương hiệu Toshiba, Samsung, Sony... tại một địa chỉ trên đường C1, P.13, Q.Tân Bình.

“Tôi liên lạc nhờ họ đến kiểm tra và sửa chữa tivi Sony bị sọc màn hình. Sau một hồi loay hoay kiểm tra, lỗi sọc màn hình không sửa được, họ tiếp tục yêu cầu được đem sản phẩm về trung tâm để sửa chữa và thu phí nhưng tôi không tin tưởng nữa!” - bà Hồng kể. Theo tìm hiểu của chúng tôi, địa chỉ “bảo hành chính hãng” nêu trên là một nhà dân.

Trung tâm điện máy đau đầu

Trước tình trạng kẻ gian sử dụng thương hiệu để lừa đảo, mới đây siêu thị điện máy Nguyễn Kim đã phát đi thông cáo cảnh báo về tình trạng mạo danh thương hiệu Nguyễn Kim càng lúc càng nhiều. Theo đó, các đối tượng lừa đảo sử dụng giấy tờ liên quan đến thương hiệu Nguyễn Kim để bán hàng điện máy tại nhà với giá trên trời.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện trung tâm điện máy Đệ Nhất Phan Khang bày tỏ bức xúc khi nhân viên chăm sóc khách hàng liên tục bị người tiêu dùng “mắng vốn” về việc bảo hành, sửa chữa tại nhà.

Đại diện trung tâm khẳng định thông tin về sản phẩm, dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng của công ty được thể hiện trên website www.phankhang.vn, những website khác đều là giả mạo dù sử dụng hình ảnh, logo công ty.

“Để đối phó với tình trạng giả mạo này, nhân viên bán hàng đều đưa thông tin cảnh báo với khách khi họ mua hàng của trung tâm. Trên giấy bảo hành chúng tôi in đầy đủ thông tin số điện thoại tư vấn để khách hàng phản ảnh về sản phẩm cũng như nghi ngờ về dịch vụ bảo hành giả mạo” - ông Trần Đình Lưu Phong, giám đốc tiếp thị Công ty Đệ Nhất Phan Khang, cho biết.

Cũng theo ông Phong, phía công ty từng phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nhiều trường hợp sử dụng thương hiệu công ty để bán hàng điện tử (chủ yếu là điện thoại smartphone) khuyến mãi giảm giá.

Các đối tượng này sau khi nhận tiền khách hàng chuyển khoản đã không gửi sản phẩm hoặc gửi những sản phẩm giả, nhái sản xuất từ Trung Quốc.

Ông Bùi Tấn Cường, giám đốc kinh doanh siêu thị điện máy Thiên Hòa, cũng cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, xử lý các đối tượng giả mạo thương hiệu của công ty.

Theo ông Cường, tình trạng giả mạo thương hiệu không chỉ được kẻ gian đăng tải trên website có tên miền gần giống công ty như suachuadienlanhthienhoa.com, suachuadienmaythienhoa.com... mà còn được quảng cáo trên các trang báo.

“Một mặt chúng tôi phối hợp với cơ quan chức năng, mặt khác phía công ty cũng ra thông báo khuyến cáo với khách hàng, siết chặt quản lý nhân viên bộ phận bảo hành, chăm sóc khách hàng. Chúng tôi cũng đề nghị các báo nên xem xét thủ tục đăng tải quảng cáo bởi các đối tượng lừa đảo hiện nay không khó để thực hiện đăng tin quảng cáo công khai lừa người tiêu dùng” - ông Cường bày tỏ.

Cẩn trọng với đối tượng tiếp thị, bán hàng tại nhà

Đại diện Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM cho biết từng tiếp nhận khá nhiều trường hợp phản ảnh về việc bảo hành giả mạo cũng như mượn danh hãng điện tử, trung tâm điện máy để lừa đảo người tiêu dùng.

Việc khiếu nại gửi đến hội sẽ rất khó giải quyết khi người tiêu dùng không có bằng chứng hoặc tất cả thông tin có được là giả mạo.

Do đó, hội khuyến cáo khi tiếp xúc với bất cứ nhân viên hay đối tượng tiếp thị, bán hàng tại nhà, người tiêu dùng phải hết sức thận trọng.

Ngoài việc yêu cầu họ phải cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh là người của công ty, người tiêu dùng cần liên lạc với đại diện công ty để xác nhận bởi những giấy tờ mà kẻ gian cung cấp đều có thể làm giả.

Đặc biệt, người tiêu dùng cần lưu giữ tất cả giấy tờ liên quan đến sản phẩm, bảo hành để liên lạc với đơn vị trực tiếp sản xuất, phân phối sản phẩm.

Không nên tự ý đem sản phẩm còn bảo hành đi sửa chữa bên ngoài bởi khi sản phẩm gặp vấn đề phát sinh sẽ không được nơi bảo hành chính tiếp nhận, xử lý.

Theo LÊ SƠN/ TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các chính sách “Bảo hành chính hãng” lừa gạt người tiêu dùng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

Tin Môi Trường
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI