Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
"Bò cơ bắp" và nỗi sợ thực phẩm biến đổi gen
(14:49:10 PM 11/04/2016)
Giống bò xanh có xuất xứ từ Bỉ là thực phẩm biến đổi gen
Những con bò này được tôn vinh là “siêu bò”, được sản xuất ra để phục vụ cho ngành công nghiệp thịt bò.Trong một tương lai rất gần, loại thịt bò này sẽ được đưa ra thị trường với những sản phẩm mà nhà sản xuất và kinh doanh gọi là sản phẩm siêu sữa, siêu nạc. Tuy nhiên, với người mua dùng thì vẫn còn nhiều lo sợ.
Trong cấu trúc gen của loại bò đã được sửa đổi, do đó phải mang một gen khiếm khuyết. Và điều này làm cho cơ bắp của chúng phát triển gấp 2 lần so với các loại bò bình thường khác.
Nhờ đó, một con bò đực sẽ có trọng lượng trung bình 800-1.100 kg, một con bò cái là 600 - 700 kg. Hãy nhớ! Đây chỉ là trọng lượng trung bình của chúng. Còn rất nhiều những con bò khác có thể nặng cân hơn. Đặc biệt phần cơ ở vùng mông vô cùng phát triển. Không chỉ dừng lại ở lượng cơ phát triển hơn 40% so với bình thường, giống bò này còn cho lượng sữa cực giàu protein. Để tạo ra được giống bò “đỉnh của đỉnh” này, các nhà nghiên cứu đã phải tiến hành lai tạo rất lâu, chọn lọc từ những cá thể tốt nhất, sau đó tiến hành thụ tinh nhân tạo để giữ được loại gen quan trọng.
Tuy nhiên, điều ít ai biết là việc quá phát triển có thể khiến bò xanh Bỉ đối mặt với nguy cơ tăng sản thớ cơ - chứng bệnh gây ra sự tăng trưởng bất thường trong cơ chứ không đơn giản là giúp cơ thể phình to ra nữa. Loại thịt bò này hiện nay đang rất phổ biến ở Mỹ và một số quốc gia khác.
Trong tương lai không xa rất có thể loại thịt bò siêu nạc, siêu sữa này có thể sẽ vô cùng “hút” người Việt, đặc biệt những ai luôn sính ăn thịt bò Mỹ, hàng Mỹ nói chung.
"Không nên ăn thực phẩm biến đổi gen"
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa, cho biết, giống bò siêu sữa siêu nạc ở trên chính là một trong những sản phẩm nằm trong nhóm thực phẩm biến đổi gen. Thực phẩm biến đổi gen là việc tạo nên tính chất khác biệt cho một loại thực phẩm nào đó mà có thể thỏa mãn được mong muốn nào đó của những người ta về sản phẩm.
Ví dụ như, khi người ta muốn thực phẩm thơm hơn thì có thể ghép những đoạn gen tạo mùi thơm vào cấu trúc gen của động, thực vật. Hoặc, người ta muốn tạo loại lúa không bị rầy nâu ăn mà không phải phun thuốc trừ sâu thì cũng phải cấy loại gen chống được rầy nâu vào trong cây lúa… Ở đây có thể nói chung lại, không chỉ là thực phẩm biến đổi gen mà là “cây biến đổi gen, con biến đổi gen”.
“Trong chuỗi gen của sinh vật có cấu trúc cực kỳ phức tạp để tạo nên một loại thực phẩm, khi tính chất của gen không thay đổi vì thực phẩm sẽ không thay đồi, còn nếu có thay đổi thì ắt hẳn thực phẩm đó cũng phải thay đổi theo”, Ông Thịnh khẳng định.
Các tính chất mới của thực phẩm biến đổi gen hiện nay rất đa dạng. Ví dụ như cùng là một loại lúa, người ta có thể tạo ra được loại lúa chịu được mặn, loại chịu được giá rét, loại tạo được nhiều protein hơn, loại chống sâu tốt hơn…
Vị phó giáo sư này nhận định, Mỹ là một trong những nước sử dụng công nghệ biến đổi gen vô cùng nhiều so với những nước khác. Mỹ chứng minh được rằng thực phẩm biến đổi gen không có nguy hại gì nhưng đa phần các quốc gia trên thế giới đều không tin. Do đó, khi các sản phẩm biến đổi gen được cập bến, nhiều quốc gia đã không cho nhập vào hoặc yêu cầu ghi rõ đây là thực phẩm biến đổi gen để người tiêu dùng tự lựa chọn.
Về việc tiêu thụ thịt sữa giống bò xanh ở Bỉ hay bất cứ loại thực phẩm biến đổi gen nào liệu có độc hại, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, chưa có bằng chứng để khẳng định. Câu hỏi cần đặt ra nhất bây giờ chính là “Thực phẩm biến đổi gen liệu có làm cơ thể bạn biến đổi gen hay không?”.
Chuyên gia cho hay, hiện nay vẫn chưa có câu trả lời được khoa học chứng minh nên việc không gây hại hay có gây hại vẫn còn gây tranh cãi, và dù câu trả lời là gì cũng khiến người ta nghi ngờ. Thực tế là tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số bất cập về thực phẩm biến đổi gen như: nhập thực phẩm về mà không thông báo cho dân, nhãn mác không ghi rõ là thực phẩm biến đổi gen khiến dân không biết có nên mua hay không.
“Khi thực phẩm được nhập về nói chung Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải yêu cầu ghi nhãn mác rõ ràng để nhân dân tự quyết định, lựa chọn. Không phải dừng lại là thực phẩm của nước nào, có ngon hay không mà cái quan trọng phải đề rõ đây là thực phẩm biến đổi gen. Trong chăn nuôi, người chăn nuôi không được tự ý đưa thức ăn biến đổi gen vào nuôi trồng mà không thông báo”, ông Thịnh nói.
Chuyên gia khuyên, khi không hiểu bản chất của vấn đề thì không nên ăn thực phẩm biến đổi gen. Đây là cách phòng tránh tốt nhất, đừng để há miệng mắc quai. “Không có cách nào phát hiện thực phẩm bạn mua có bị biến đổi gen hay không, nếu có chỉ còn cách là đưa vào máy phân tích. Hiện nay trên thế giới chưa ngã ngũ cái tác hại lâu dài của thực phẩm biến đổi gen. Nhưng tốt nhất, người Việt nên phòng tránh bằng cách không biết thì không dùng. Khi mà chúng ta đang phải chiến đấu với thực phẩm bẩn, thực phẩm gây ung thư mỗi ngày… nếu thực phẩm biến đổi gen cũng gây biến đổi cơ thể thì sẽ đi đến đâu?”, PGS.TS Thịnh nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.