Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Mánh khóe làm mai “đểu”
(21:32:20 PM 28/01/2013)
16g ngày 20/1, tại “lò” của ông Hưng, Minh xách bịch nilông lớn chứa đầy mạt cưa, keo dán sắt và một bình hóa chất chuẩn bị cho công đoạn “phù phép” mai. Bên góc phải, hàng chục cây mai suy (mai còi, mai bị bệnh) bằng ngón tay cái được ông Hưng thu gom từ các nhà vườn với giá rẻ. Lúc này, Minh đảo quanh các gốc mai để tìm thế tạo dáng. Ít phút sau, Minh nhấc hai gốc mai suy lên giũ bỏ đất. Hai cây mai được Minh ép mạnh, bẻ nằm nghiêng để tạo thế “rồng bay”.
Đất mạt cưa = mai “cổ thụ”
"Tui từng bỏ 13 triệu đồng mua phải một gốc mai “đểu”. Sau gần một năm mai chết dần, tui mới phát hiện thân mai cổ thụ là thân mục, bị đục khoét để đưa nhánh mai vào" |
Tiếp đó, Minh lấy một khúc cây lớn hơn cổ tay và chỉ cưa một khúc dài 20cm kẹp giữa hai gốc mai suy. Xong công đoạn tạo dáng, Minh bắt đầu tiến hành các xảo thuật trét bùn vào giữa các kẽ hở. Thấy gốc mai chưa đầy đặn, Minh tiếp tục trét thêm mạt cưa rồi lấy keo dán sắt thấm đều xung quanh. Ngay tức khắc, khúc gỗ và cây mai suy đã gắn chặt thành một khóm. Để cho keo khô khoảng 30 phút, Minh lấy ra một hộp màu rêu quét lên các chỗ chắp ghép. Lúc này, cây mai bé tí biến thành gốc “đại thụ” với cành lá xum xuê.
Ngày 24/1, ông Hưng chạy xe máy rảo quanh các vườn mai ở Q.12 chở về hàng chục cây mai suy. Bên xe ông còn treo lủng lẳng mấy gốc mai đã chết. Sau khi chở về nhà, ông Hưng chọn những cây mai có nụ để “phù phép” cho dễ bán trong thời điểm giáp tết. Lúc này, phía trong nhà Minh đang ghép một khúc cây bự bằng bắp chân vào cây mai suy. Thấy khúc cây ghép hơi dài, Minh dùng cưa cắt ngắn để trét keo. Chỉ trong vòng một giờ Minh đã phù phép thêm hai cây mai “đểu”. Loại mai “đểu” thường có dáng nằm ngang để che các vết lắp ghép.
Để có nguyên liệu chế tác mai “đểu”, hằng ngày Minh và ông Hưng dạo quanh các nhà vườn để mua mai “đểu”, mai suy với giá rẻ. Nhiều nhà vườn ở khu vực Q.12, Gò Vấp, Thủ Đức... khi có mai chết, mai bị bệnh đều gọi điện cho ông Hưng đến lấy.
Mai “đểu” xuống phố
Đủ loại kiểng “đểu”
Một số “lò” khác còn làm giả cây sung, lộc vừng, mận... với “công nghệ” rất tinh vi. Tại khu vực bến xe miền Đông, cầu Sài Gòn, cầu Bình Triệu, đường Cộng Hòa, ngã tư Hàng Xanh... xuất hiện nhiều nhóm người chuyên bán sung “dán keo”, mận “ghép trái”. Một trong những “lò” làm sung “đểu” bằng cách lấy keo dán sắt gắn những chùm sung trĩu quả rồi đi bán dạo là “lò” ông An tại một con hẻm cụt ở đường số 4, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức. Hằng ngày, ông An tập kết hàng chục gốc sung lớn từ miền Bắc để dùng keo dán sắt gắn các chùm sung vào gốc cây. |
Sáng 21/1, Minh chở ba cây mai chạy qua nhiều tuyến đường trong TP để bán dạo. Từ đường Phan Huy Ích, Minh vòng qua đường Quang Trung quẹo trái vào đường Nguyễn Văn Quá (Q.12). Tới trước một nhà trên đường Nguyễn Văn Quá, ba thanh niên xúm lại hỏi mua.
Thấy người mua thắc mắc, Minh nói khéo: “Những chỗ sần sùi đó là meo mốc chứ không phải giả đâu. Cây này bán rẻ cho anh 1 triệu đồng, mai tôi về quê rồi nên mới bán giá này”. Tuy nhiên, người mua vẫn cố nài nỉ hạ giá. Cuối cùng Minh bán một cây mai “đểu” này với giá 600.000 đồng. Người mua ngỡ mua được hàng rẻ, cười tươi khoe: “Gốc mai mập mạp, bóng bẩy quá. Người bán ra giá 1 triệu, tui trả 600.000 đồng mà họ cũng bán. Giá này quá hời rồi!”.
Sau khi bán được một cây trên đường Nguyễn Văn Quá, Minh tiếp tục đi vòng qua ngã tư An Sương về Khu công nghiệp Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh). Tới ngã tư Khu công nghiệp Vĩnh Lộc A một người đàn ông trung niên tên Tú săm soi kỹ một hồi rồi quyết định mua cây mai còn lại với giá 500.000 đồng. Chỉ trong vòng hai giờ, Minh bán được hai cây mai “đểu”, sau đó thong thả chạy vòng qua nghĩa trang Bình Hưng Hòa và trở về nhà.
Ngày 24-1, Minh tiếp tục chở hai cây mai “đểu”, mỗi gốc to bằng cổ chân, dạo qua các tuyến đường Quang Trung, Âu Cơ rồi quay về quốc lộ 1. Khi đến H.Hóc Môn thì Minh hô bán một cây mai giá 1,3 triệu đồng cho ông Hiếu ở ấp Nam Lân (xã Bà Điểm, Hóc Môn). Sau một hồi trả giá, Minh đồng ý bán cho ông Hiếu với giá 700.000 đồng. Ông Hiếu tươi tắn: “Gốc mai bự như vậy bán giá này là phải rồi, quá đẹp”.
Theo điều tra của chúng tôi, ông Hưng và Minh, quê quán Hải Dương, “hành nghề” mai “đểu” đã được mười năm nay. Dù mua từ nhà vườn những cây mai nhỏ với giá chỉ 50.000-100.000 đồng/cây nhưng sau khi “phù phép” thành mai cổ thụ, Minh bán với giá từ 700.000 đồng đến vài triệu đồng/cây. Minh và ông Hưng còn bán lại mai “đểu” cho hàng loạt nhà vườn buôn mai ở Q.Thủ Đức, Hóc Môn... để họ chăm rồi bán lại cho khách vào dịp tết. Minh nói: “Bán ngoài đường vài cây mỗi ngày đáng bao nhiêu, chủ yếu tôi bán mai cho các nhà vườn thu lời là chính”. Mai lừa bán cho các nhà vườn được Minh và ông Hưng chế tác tinh vi chứ không làm qua loa như bán dạo dọc đường. Mỗi cặp mai bán cho nhà vườn có giá 2-5 triệu đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.