Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
“Vua xoài” Cù Lao Dung
(08:36:07 AM 27/02/2012)
Trồng xoài mang lại hiệu quả kinh tế cao (Ảnh minh họa)
Bén duyên với cây xoài từ những ngày mới lập gia đình, trải qua gần 30 năm miệt mài, từ người nông dân chân lấm tay bùn ngày nào, đến nay, ông Đầy đã “an tâm” với căn nhà khang trang trị giá hàng trăm triệu đồng, một vườn xoài cát chu ra trái quanh năm. Vụ mùa năm 2009, ông Đầy thu hoạch được 45 tấn xoài, giá bán khi đó là 6.500 đồng/kg, tổng thu nhập đạt gần 300 triệu đồng, trừ chi phí, niên vụ đó ông đã thu lãi gần 140 triệu đồng. Năm 2010 vườn xoài của ông tiếp tục phát huy được thế mạnh kinh tế, dù năng suất không cao như năm 2009 do thời tiết xấu, nhưng bù lại, giá bán lại cao nên tổng thu của ông đạt trên 320 triệu đồng. Đến niên vụ năm 2011, khi thị trường càng ưa chuộng giống xoài cát chu thì vườn xoài của ông Đầy tiếp tục đảm bảo được thu nhập cao hơn so với năm 2010. Như vậy, chỉ tính trong 3 năm trở lại đây, tổng thu của gia đình ông Đầy từ vườn xoài đã lên đến gần 1 tỷ đồng, bình quân trên 200 triệu đồng/năm (sau khi đã trừ chi phí), năm sau luôn cao hơn năm trước 50 triệu đồng. Hiện nay, giá của mặt hàng này trên thị trường luôn ổn định, trung bình 1kg xoài cát chu có giá gần 20.000 đồng, vì thế trong vài niên vụ tới, đầu ra cho vườn xoài của ông sẽ được đảm bảo.
Do ưu điểm vỏ mịn, thịt ngọt nên xoài của ông Đầy được các thương lái ưa chuộng. Đặc biệt, ông “khiển” được xoài cho trái quanh năm. Đó là, ông chọn vài công đất trong vườn “khiển” cho trái nghịch vụ. Rồi sau đó, chọn tiếp vài công khác. Cứ thế, vườn xoài của ông cho trái quanh năm mà không cây nào bị tận thu. Trong vài năm gần đây, dù thời tiết diễn biến rất thất thường, nhiều nhà vườn trồng cây ăn trái ở Sóc Trăng phải lao đao vì cây trồng, nhưng với “vua xoài” Nguyễn Văn Đầy thì “nắng mưa là chuyện của trời”, dù thời tiết có xấu, có mưa hay nắng thì ông vẫn cho vườn xoài của mình “đẻ” đều đặn những lứa xoài oằn trái bất kể mùa nào.
Về kỹ thuật chăm sóc vườn xoài, “vua xoài” cho biết: “Cái chính trong kỹ thuật chăm sóc xoài là việc cân đối giữa lượng phân và nước sao cho phù hợp với từng giai đoạn, từng mùa. Trong thời gian đầu cây mới trồng phải duy trì việc tưới nước từ 3-4 lần/ngày. Về sau, lượt tưới ít lại nhưng cần chú ý đến độ ẩm của đất xung quanh gốc”. Chia sẻ về kinh nghiệm đưa mình trở thành “vua xoài” ở vùng đất cù lao, ông Đầy bày tỏ: “Để có được hiệu quả và lợi nhuận từ cây xoài như hôm nay, phải có sự gắn bó và sự đam mê với chính cây mình trồng. Muốn vườn cây phát huy được hiệu quả kinh tế cao, trước tiên cần chú ý đến nhu cầu của thị trường và chọn những thời điểm thích hợp nhất để xử lý cây ra trái nghịch vụ. Khi sản phẩm của mình đạt được yêu cầu của thị trường thì lúc đó mô hình kinh tế của mình sẽ thành công. Bên cạnh đó, cần phải liên tục học hỏi và cập nhật những cách làm mới, những phương pháp hiệu quả mà ngành nông nghiệp khuyến cáo”.
Theo ông Trương Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thạnh Nhất, đây là một mô hình đạt được hiệu quả rất cao và thu hút sự chú ý không chỉ riêng của người dân xứ cù lao mà còn nhiều nơi đến tham quan học hỏi kinh nghiệm. Từ cách làm tiên phong của ông Đầy, thời gian tới, trên mảnh đất Cù Lao Dung sẽ xuất hiện nhiều “vua xoài”.
Không chỉ là người thành công với mô hình trồng xoài mà ông Đầy còn là tấm gương sáng cho những người biết sống vì cộng đồng. Những kinh nghiệm có được, ông sẵn sàng chia sẻ cho những người có nhu cầu và ham học hỏi, có ước vọng làm giàu…Đặc biệt, gia đình ông còn giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động địa phương với thu nhập không dưới 2 triệu đồng/tháng. Với những thành công của mình, trong năm 2011, ông Đầy đã được UBND tỉnh Sóc Trăng tặng Bằng khen về thành tích Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2009-2011.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.