Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Trăm kiểu bức tử cây xanh
(14:30:33 PM 03/11/2011)Có rất nhiều “lý do” để người dân thiếu ý thức triệt hạ cây xanh trước cửa nhà mình như: cần có mặt tiền đẹp để mở cửa hàng kinh doanh, cho thuê hay bán, hay tạo một lối đi thông thoáng....
Theo tìm hiểu của PV Tin môi trường, có nhiều cách để giết hại cây xanh một cách từ từ mà các đơn vị chức năng không thể nào phát hiện kịp thời. Có thể kể ra một số “biện pháp” như tưới nước sôi vào gốc, đóng đinh trên thân cây, đổ bê tông vào gốc….
Một dãy cây xanh trên đường Trần Phú (quận 5) từ nhiều năm nay đã bị đóng đinh, khoan lỗ dùng để treo bảng quảng cáo hoặc chằng dây. Dãy cây xanh này năm ngay sát cửa nhà dân, vì vậy, nhiều cây phải chịu những tác động rất lớn khi người dân sinh hoạt hay xây dựng nhà cửa .. Thậm chí một số cây còn lọt thỏm trong khuôn viên xây dựng của nhà dân, như cây xanh trước số nhà 13, Trần Phú, Q5.
Cây lớn nằm lọt thỏm trong khuôn viên ngôi nhà số 13, Trần Phú (Q.5)
Tình trạng đóng đinh vào thân cây để treo biển quảng cáo, treo hàng cũng diễn ra ở nhiều nơi như đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), đường Đinh Bộ Lĩnh (Bình Thạnh) …
Một số cây xanh trên nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố lại bị bao vây bởi rác thải. Đủ loại rác thải bị những người thiếu ý thức tập trung ngay dưới gốc cây. Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài thì sớm muộn cây cũng bị chết vì không được quang hợp và thiếu nước.
Gốc cây trở thành bãi rác.
Cây bị bóc lớp vỏ ngoài, dưới gốc là một đống xà bần
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng còn phát hiện tình trạng người dân còn bí mật khoan lỗ vào thân cây, sau đó bơm axit, hoặc nhớt thải vào. Kiểu bức tử này khi nhìn bên ngoài thân và lá cây vẫn tươi xanh nhưng bộ rễ sẽ bị bọng và mục nhanh chóng. Chính vì vậy cây sẽ dễ dàng ngã đổ vì không chịu được gió mạnh.
Việc trồng và chăm sóc được một cây xanh là rất khó khăn, nhưng việc chống xâm hại, phá hoại cây xanh của người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Theo ông Nguyễn Hữu Tài, Phó Giám đốc xí nghiệp cây xanh 2 cho biết :“Rất nhiều trường hợp chúng tôi đi kiểm tra, phát hiện dưới gốc cây có nhớt thải hoặc mùi hóa chất, nhưng không làm gì được. Chúng tôi chỉ có thể gọi công an phường để phản ánh thôi. Hơn nữa theo quy định, muốn khởi tố hình sự phải có bằng chứng các hành vi phá hoại nhưng các đối tượng lại ra tay vào ban đêm nên rất khó phát hiện, xử lý”.
Ngoài ra, một nguyên nhân khiến tình trạng bức tử cây xanh ngày càng trở nên trầm trọng là do mức phạt hành chính đối với các hành vi này vẫn còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Cụ thể, với các hành vi đào, bới, làm hư rễ chỉ phạt 200 ngàn đồng/hành vi; đóng đinh, cắt cành để dùng vào mục đích cá nhân chỉ phạt từ 50 đến 100 ngàn đồng/hành vi.
Quyết định số 199 của UBND TP Hồ Chí Minh về quản lý công viên và cây xanh đô thị nêu rõ: Mọi hành vi xâm hại đến hệ thống cây xanh đường phố như: đốn hạ, di dời trái phép, chặt bẻ cành nhánh, tự ý leo trèo, giăng dây, đóng đinh treo bảng quảng cáo, đổ xà bần, rác, chất độc hại vào gốc cây, tự ý trồng cây trên đường phố... sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ. Người vi phạm phải bồi thường theo quy định của pháp luật nếu gây thiệt hại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.