»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:14:13 AM (GMT+7)

TPHCM: Cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi “biến mất” giữa ban ngày

(08:41:09 AM 17/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Người dân khu phố Trường Lưu, quận 9, TPHCM đang xôn xao và vô cùng bức xúc khi cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, tài sản quý giá của dân làng, bất ngờ “biến mất” và sau đó xuất hiện trong khuôn viên một công ty chuyên về lĩnh vực bất động sản.

“Như chuyện cổ tích cây Đa bật gốc bay về trời”

 
Đó là những lời chia sẻ đầy sự bức xúc của nhiều người dân khu phố Trường Lưu, phường Long Trường, quận 9, TPHCM, nhất là các cụ già, những người sống qua bao thế hệ, chứng kiến những thăng trầm của lịch sử ở vùng đất “vùng bưng sáu xã”, vùng ngoại ô phía Đông TPHCM.
 
“Suốt 2 ngày qua, vợ chồng tôi cũng như rất nhiều người dân địa phương “mất ăn mất ngủ”, vừa luyến tiếc, vừa tức giận vì những người của một công ty về lĩnh vực bất động sản ngang nhiên cưa tỉa, bứng gốc, chiếm đoạt cây Sộp cổ thụ, cây được xem là báu vật thiêng liêng, tài sản quý giá nhất của dân làng Trường Lưu”, ông Trương Văn Ánh, Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận khu phố Trường Lưu, bày tỏ trong sự uất ức.
 
TPHCM:[-]Cây[-]cổ[-]thụ[-]hàng[-]trăm[-]năm[-]tuổi[-]“biến[-]mất”[-]giữa[-]ban[-]ngày
Cây Sộp cổ thụ có niên đại hàng trăm năm tuổi, là tài sản quý giá của người dân KP Trường Lưu, phường Long Trường, quận 9, TP.HCM. Cây có tán rộng rợp bóng mát.
 
Theo lời kể của ông Ánh, vụ việc xảy ra vào giữa trưa ngày 14/11, đúng vào thời điểm tuyến đường Trường Lưu (người dân quận 9 thường gọi là đường cây Sộp-PV) vắng người qua lại, thì xuất hiện hàng chục người với đầy đủ trang thiết bị như xe tải, xe cơ giới, máy cưa… của Công ty TNHH XD và KD Nhà Đ.P.T (Công ty ĐPT, đang đầu tư nhiều dự án nhà ở cao cấp tại khu phố Trường Lưu).
 
TPHCM:[-]Cây[-]cổ[-]thụ[-]hàng[-]trăm[-]năm[-]tuổi[-]“biến[-]mất”[-]giữa[-]ban[-]ngày
Sau khi bứng cây Sộp cổ thụ, người của công ty ĐPT nhanh chóng cho san lấp hố sâu bằng cát, đất.
 
Sau khi thực hiện nghi thức tâm linh ngay gốc cây Sộp cổ thụ, nhóm người này nhanh chóng “tấn công”, cưa, tỉa và bứng gốc cây Sộp rồi dùng xe tải chở đi; nhiều xe chở đất, cát cũng khẩn trương san lấp hố sâu của gốc cây vừa bứng và mọi việc diễn ra chỉ trong khoảng thời gian gần 2 tiếng đồng hồ. “Họ làm nhanh như trong chuyện cổ tích cây Đa thần bật gốc bay về trời…”, một người dân địa phương diễn tả lại.
 
“Khi vụ việc đang diễn ra, một số người dân phát hiện nhưng cũng không ai dám can thiệp. Đến lúc tôi hay tin và chạy ra hiện trường thì biết được cây Sộp đã được nhóm công nhân này chở về khu dự án của công ty nói trên, cách đó khoảng gần 1km”, ông Ánh kể lại.
 
Báu vật hàng trăm năm tuổi của dân làng
 
Giữa trưa ngày 16/11, nằm đu đưa trên chiếc võng treo trong sân vườn ở khu phố Trường Lưu, cụ Trần Văn Nữa (88 tuổi) gương mặt đầy vẻ buồn bã khi nghe nhắc đến vụ việc cây Sộp cổ thụ của dân làng bị bứng hạ.
 
“Từ thuở nhỏ tôi đã thấy cây Sộp này rồi. Tôi không biết chính xác cây Sộp có từ khi nào, nhưng theo lời kể của ông bà cố của tôi và những cụ lớn tuổi trong làng thì cây cổ thụ này ước hàng trăm năm tuổi. Nó đã đi qua 2 thời kỳ kháng chiến, cũng như những đổi thay thế sự cho đến ngày hôm nay”, cụ Nữa cho biết.
 

TPHCM:[-]Cây[-]cổ[-]thụ[-]hàng[-]trăm[-]năm[-]tuổi[-]“biến[-]mất”[-]giữa[-]ban[-]ngày

TPHCM:[-]Cây[-]cổ[-]thụ[-]hàng[-]trăm[-]năm[-]tuổi[-]“biến[-]mất”[-]giữa[-]ban[-]ngày

Cây Sộp cổ thụ hàng trăm năm tuổi được bứng về, trồng trong khuôn viên dự án công ty bất ĐPT
 
Cụ Nữa bày tỏ sự bức xúc khi cho rằng, đây là tài sản quý giá, báu vật linh thiêng của dân làng Trường Lưu nhưng lại bị chiếm đoạt hết sức ngang ngược và tàn nhẫn. Cụ mong muốn chính quyền phải vào cuộc, buộc những ai lấy cây Sộp phải trả lại nguyên trạng, đồng thời phải đảm bảo cây cổ thụ này sẽ phát triển bình thường trở lại, nếu không họ phải chịu tội với người dân.
 
Cùng chung nỗi niềm như cụ Nữa, người dân khu phố Trường Lưu những ngày này cũng đang sống trong tâm trạng đau buồn khi bất ngờ mất đi cây Sộp, cây cổ thụ có tán rộng lớn che phủ bóng mát, thân cây 3 người ôm không xuể, đã gắng bó bao đời, trong cuộc sống của người dân nơi đây.
 
“Lịch sử truyền thống Đảng bộ và Nhân dân phường Long Trường trong giai đoạn 1930 – 2010 cũng đã ghi nhận sự hiện diện của cây Sộp. Vào tháng 3/1967, du kích xã Long Trường, huyện Thủ Đức (nay là phường Long Trường, quận 9-PV) cùng Đại đội 1 và 2 thuộc Tiểu đoàn 4 phục kích đoàn lính Mỹ càn vào khu vực cây Sộp ấp Trường Lưu, diệt khoảng 100 tên, bắn cháy 4 xe bọc thép M113”, Bí thư chi bộ KP Trường Lưu, cho biết.
 
TPHCM:[-]Cây[-]cổ[-]thụ[-]hàng[-]trăm[-]năm[-]tuổi[-]“biến[-]mất”[-]giữa[-]ban[-]ngày
Cây Sộp hàng trăm năm tuổi, tài sản quý giá của chung người dân KP Trường Lưu, quận 9, bất ngờ bị một công ty bất động sản chiếm đoạt.
 
Theo ông Ánh, ngay sau khi xảy ra vụ việc, hàng chục người dân địa phương đã kéo đến hiện trường và dự án công ty ĐPT đang chiếm giữ cây Sộp để phản đối, yêu cầu trả lại; đại diện chính quyền phường Long Trường cũng có mặt, lập biên bản ghi nhận vụ việc “đã mất cây Sập”.
 
Với vai trò là Bí thư chi bộ khu phố, tối cùng ngày, ông Ánh đã mời đại diện công ty ĐPT, tổ trưởng khu phố, chi hội trưởng người cao tuổi, các tổ trưởng của khu phố và 27 người dân đến văn phòng trụ sở khu phố để giải quyết. Theo ông Ánh, tại đây, người đại diện của công ty nói trên giải thích rằng, họ muốn đưa cây Sộp về khu vực dự án để tôn tạo khang trang, sạch đẹp, xây dựng làm nơi để người dân có nơi tín ngưỡng.
 
Tuy nhiên, tất cả người dân, Chi hội người cao tuổi cũng như đại diện khu phố, tổ trưởng…đều phản ứng quyết liệt, khẳng định phía công ty đã ngang ngược lấy tài sản chung của người dân, đồng thời yêu cầu nhanh chóng trả lại hiện trạng cũng như đảm bảo cây Sộp tiếp tục phát triển bình thường, nếu không phải chịu trách nhiệm.
 
TPHCM:[-]Cây[-]cổ[-]thụ[-]hàng[-]trăm[-]năm[-]tuổi[-]“biến[-]mất”[-]giữa[-]ban[-]ngày
Bí thư chi bộ khu phố Trường Lưu Trương Văn Ánh đang làm đơn, gởi khẩn cấp đến các cấp lãnh đạo UBND, Đảng ủy từ phường đến quận để yêu cầu can thiệp vụ việc
 
“Đến hôm nay, cây Sộp vẫn còn nằm trong khuôn viên dự án của công ty bất động sản nói trên. Tôi đang làm đơn gởi khẩn cấp đến các cấp lãnh đạo UBND, Đảng ủy từ phường đến quận để yêu cầu can thiệp vụ việc nghiêm trọng này”, ông Ánh cho biết.
 
Chiều 16/11, trao đổi với PV, ông Phạm Văn Một, phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Long Trường xác nhận có xảy ra sự việc cây Sộp bị một công ty chuyên về bất động sản bứng lấy. Theo ông Một thì ông cũng là người dân địa phương và được biết, cây Sộp có niên đại khoảng 200 năm tuổi.
 
Ông Một khẳng định cây Sộp cổ thụ không nằm trên bất cứ phần đất nào thuộc dự án của công ty này, mà đây là tài sản chung của người dân. Vì vậy, chính quyền địa phương sẽ mời phía công ty đến để giải quyết vụ việc, không để người dân bức xúc.
(Theo Dân Trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TPHCM: Cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi “biến mất” giữa ban ngày

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI