Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
“Thung lũng chết” trên dãy Hoàng Liên Sơn
(08:52:17 AM 15/03/2012)Thảo quả diệt… rừng già
Sau 2 ngày trời cuốc bộ, lang thang khắp lãnh địa từng là đại ngàn của loài pơ-mu ngàn năm khổng lồ, nhưng không còn thấy sự tồn tại của chúng nữa, tôi và “người rừng” Trần Ngọc Lâm đã cuốc bộ vòng sang phía huyện Than Uyên (Lai Châu), xuyên qua đại ngàn vân sam hùng vĩ để đi tìm “thung lũng chết”.
Ông Lâm kể rằng, Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn thường xuyên xảy ra thảm họa cháy rừng, nhưng không phải ai cũng biết.
Cây anh đào nở hoa giữa cánh rừng cháy. |
Mới 4h sáng, sau một đêm nằm trong túi ngủ, co ro dưới gốc loài anh đào khổng lồ nở hoa đỏ rực, ông Lâm đã đánh thức tôi dậy. Theo lời ông Lâm, loài anh đào ở Nhật Bản chỉ là hạng con cháu của anh đào Fansipan. Loài anh đào mọc trên độ cao hơn 2.000m này, cây nào cây nấy đều là cổ thụ, gốc lớn đến nỗi hai người ôm mới xuể, tuổi đời hàng trăm năm.
Mọi thứ trước mắt vẫn là bóng đêm mù mịt. Những chiếc đèn pin mang theo chẳng có tác dụng gì, vì ánh sáng không xuyên nổi qua lớp mây mù dày đặc.
Sống trong rừng hơn chục năm nay, nên bóng đêm chẳng có nghĩa lý gì với ông Lâm cả. Ông bảo, cứ nhắm mắt, bằng sự cảm nhận, ông cũng có thể đi khắp đại ngàn Hoàng Liên Sơn.
"Thung lũng chết" trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn. |
Vượt qua thung lũng, lên sườn một đỉnh núi thì mặt trời cũng ló dạng, gió thổi ầm ầm. Gió lớn nên mây mù chìm hết xuống thung lũng, không vượt lên khỏi sườn núi được. Mặt trời vượt khỏi đỉnh núi, sương mù tan nhanh chóng.
Trong suốt hành trình nhiều ngày cuốc bộ xuyên đại ngàn Hoàng Liên Sơn, điều tôi nhận ra, đó là khắp nơi đều xuất hiện vườn thảo quả. Những khu vườn thảo quả mọc um tùm ở khe suối, dưới tán những cây cổ thụ.
Lối vào những khu vườn thảo quả đều có cắm một cành cây hình chữ thập. Người Mông đánh dấu như thế để khẳng định chủ quyền, nghĩa là họ đã… thả ma vào vườn, cấm xâm phạm.
Những thân cây cháy rồi nhưng vẫn để lại lõi khổng lồ. |
Thi thoảng, giữa đại ngàn Hoàng Liên Sơn lại xuất hiện những trảng cỏ rộng ngút tầm mắt, giống như thảo nguyên. Theo lời ông Lâm, trước đây, không hề có những “thảo nguyên” này.
Để trồng được thảo quả, người ta phải đốt sạch cây nhỏ, nhưng để lại cây lớn làm tán che nắng. Loài thảo quả chỉ sống được trong môi trường ẩm ướt, bóng râm. Tuy nhiên, loài thảo quả lại tiết vào đất một loại dịch rất độc, khiến những cây cổ thụ cũng phải héo hon rồi chết.
Khi cây cổ thụ chết đi, ánh sáng chiếu xuống, thảo quả cũng chết theo. Để có đất trồng thảo quả, người ta lại đi phá những khu rừng khác. Khu vực từng trồng thảo quả biến thành trảng cỏ, một khu rừng chết.
Điều đáng ngại là chất độc do thảo quả tiết ra tồn tại rất lâu trong đất nên rừng rất khó tái sinh. Như vậy, theo ông Lâm, trồng thảo quả là cách phá rừng hợp pháp và tàn khốc nhất.
Cháy rừng lộ đường đi của lâm tặc. |
Tận mắt sự đau thương ở “thung lũng chết”
Sau một ngày cuốc bộ, xuyên qua những cánh rừng thảo quả, rừng trúc, rừng chè cổ thụ mọc hoang, mà cây nào cũng to 1-2 người ôm, đến chiều tối, thì chúng tôi gặp lán nghỉ, nằm trên độ cao 2.200m, nơi dừng chân đầu tiên của những người chinh phục đỉnh Fansipan theo hướng Trạm Tôn.
Từ đây, tôi và ông Trần Ngọc Lâm tiếp tục cuốc bộ theo đường mòn lên Fan. Trèo đến độ cao 2.500m, ông Trần Ngọc Lâm bảo dừng lại nghỉ ngơi.
Đứng trên mỏm núi, nhìn ra tứ phía, chỉ thấy mây mù bao phủ, trùm kín thung lũng, ngay dưới chân mình. Đột ngột, những cơn gió lớn thổi đám mây vọt từ thung lũng qua dãy núi, để lại một khoảng không sáng rực. Ông Lâm chỉ tay qua khoảng không trong vắt ấy và bảo sẽ đi hướng đó.
Nhìn xuyên qua khoảng không, thấy một thung lũng xám xịt, với những thân cây cháy đen tua tủa. Ông Trần Ngọc Lâm gọi đó là “thung lũng chết”. Một lát sau, những đám mây khác lại tràn đến, phủ kín “thung lũng chết”.
Từ độ cao này, chúng tôi vạch rừng rẽ trái để đi. Không có đường mòn, chúng tôi phải bám vào vách đá, dây leo để hết tụt xuống, lại bò lên.
Thú thực, trong mỗi chuyến đi rừng, thứ tôi hãi nhất là vắt và rắn độc. Những con vắt chui vào chân, bò vào người, hút máu ễnh bụng mới chịu nhả ra ám ảnh cả trong giấc mơ trong những đêm ngủ giữa đại ngàn.
Rất may, trên độ cao này, trong cái lạnh đến mức đóng băng, vắt không sống được, mà rắn thì đi ngủ đông cả, nên dù có gặp chúng, trông chúng cũng chẳng khác gì khúc củi, cứng queo như bị đông lạnh, có thể nhặt về mà ngâm rượu cũng chả sợ bị cắn!
Con đường vào “thung lũng chết” xuyên qua khu rừng trúc kỳ lạ, nó như một cái hang rồng. Tôi mường tượng ra cảnh, một con rồng, với cái bụng có đường kính tới 2m thường xuyên bò qua khu rừng trúc này, khiến những cây trúc bị uốn cong thành một cái hang.
Đang định thắc mắc thì nghe tiếng ào ào như có bão. Ông Lâm hét lên: “Nhảy vào rừng trúc”. Tức thì, tôi vạch bừa trúc để thoát khỏi “hang rồng”. Đúng lúc đó, một đàn “trâu rừng” hùng hổ chạy qua. Lúc này, tôi mới hiểu, con đường như hang rồng này là do đàn trâu thả rông trong rừng đi lại nhiều mà thành.
Cuốc bộ đến tối thì chúng tôi đặt chân đến “thung lũng chết”, cái tên đầy sự đau đớn, u tối mà ông Lâm đặt ra. Ông Trần Ngọc Lâm đốt lửa sưởi ấm, xua thú dữ cho một đêm ngủ vùi ngay tại thung lũng của sự chết chóc.
Sớm hôm sau, khi mặt trời lên khỏi đỉnh núi, mây mù tan nhanh, những thân cây khổng lồ, cháy đen hiện ra thật hùng dũng dưới những tia nắng mặt trời.
Có những thân cây bị ngọn lửa đỏ nung, cháy hết lớp gỗ, còn trơ lại lớp lõi cứng như đá. Lớp lõi này cứng đến nỗi ngọn lửa không thiêu cháy nổi, đủ biết chúng là gỗ cực quý.
Riêng phần lõi còn lại của những thân cây bị cháy cũng to 2-3 người ôm mới xuể. Toàn bộ thung lũng rộng cả trăm ha, rồi trải dài hết rông núi nọ đến rông núi kia, không còn một cây cổ thụ nào sống sót.
Theo ông Trần Ngọc Lâm, ngọn lửa đã nung thung lũng này suốt nhiều ngày, khiến những thân cây cháy xuống tận gốc, rễ, các loài cỏ, dây leo cũng cháy sạch.
Khắp nơi là hình ảnh đại thụ cháy đen xì. |
Suốt mấy năm qua, kể từ sau vụ cháy thung lũng này, loài trúc lùn, thứ trúc kỳ lạ, đặc biệt của Hoàng Liên Sơn, chỉ bé bằng cọng tăm, cao đến đầu gối, mới bắt đầu mon men mọc tràn từ các đỉnh núi xuống.
Phía dưới thung lũng, những thân cây cháy đen đứng trơ trọi giữa trời. Những đại thụ mọc bám trên đá, rễ ăn nổi, nhanh mục nát thì đổ kềnh ngổn ngang. Thậm chí, có thân cây đổ xuống mạnh đến nỗi bật cả gốc, chổng cả rễ lên trời.
Ông Lâm kể, sống trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn, ông thường xuyên được nghe những tiếng ầm ầm như núi lở. Thực ra, đó là tiếng đổ của những thân cây khổng lồ bị cháy nặng hàng chục tấn. Có những cây lớn, mọc cheo leo trên vách đá, lúc đổ xuống thung lũng, nghe như tiếng sấm.
Cây cháy đổ chổng rễ lên trời. |
Theo lời ông Lâm, cách đây chục năm, ngọn lửa xuất phát từ thung lũng này đã tạo ra một vụ cháy rừng vô cùng khủng khiếp. Đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, chưa xác định được kẻ gây ra thảm họa. Thậm chí, người ta còn đổ cho sấm sét. Và chẳng còn ai nhớ tới vụ cháy rừng ấy nữa.
Tuy nhiên, ông Lâm khẳng định, hầu hết những vụ cháy rừng trong Hoàng Liên Sơn đều là do con người, mà chủ yếu xuất phát từ chuyện đốt nương làm rẫy.
“Thung lũng chết” này vốn là một khu rừng già, cả triệu ngàn năm nay không có dấu chân người. Vì dưới thung lũng có một con suối chảy qua, phù hợp với việc trồng thảo quả, nên đồng bào Mông đã tìm vào đây phát rừng làm nương.
Ông Lâm đã nhiều lần đi qua khu vực này và ông đã từng vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra cả một cánh rừng toàn cây gỗ khổng lồ, to vài người ôm.
Lớn nhất là những cây dẻ, kháo vàng, nghiến và đặc biệt là những cây họ nhà thông, trong đó quý hiếm nhất là thủy tùng, vân sam, hai loài cây sắp tuyệt chủng trên toàn thế giới.
Với điều kiện môi trường khắc nghiệt, những thân cây cổ thụ khổng lồ mọc trên độ cao này, đều có tuổi cả ngàn. Thế nhưng, thật là đau xót, khi chỉ một tàn lửa lạc gió của những kẻ vô tình, cả thung lũng đại thụ và hàng chục ngọn núi bao quanh, hàng ngàn héc-ta rừng đã bị cháy trụi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.