Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 19:26:09 PM (GMT+7)
Tàn sát rừng phòng hộ để trồng cao su
(08:32:52 AM 04/04/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng có diện tích hơn 10.000ha, nằm trên địa phận huyện Krông Năng (tỉnh Đắc Lắc), có chức năng chống xói mòn, giữ nguồn nước, điều hòa khí hậu và hạn chế dòng chảy, điều tiết lũ cho hạ du cả một vùng rộng lớn các tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên và Khánh Hòa. Thế nhưng, hàng trăm hécta rừng nguyên sinh đã bị chặt trắng từ chủ trương của UBND tỉnh Đắc Lắc giao cho một doanh nghiệp khảo sát lập dự án trồng cao su.
>> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức >> Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Phù phép thành rừng nghèo kiệt
Theo tài liệu khảo sát thực địa, các tiểu khu 332, 340 và 342 của rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng thuộc rừng nguyên sinh, có trữ lượng nhiều cây rừng giá trị cao và một số khu vực gần thác Thủy Tiên được công nhận di tích quốc gia – Danh lam thắng cảnh Thác Thủy Tiên. Biết rõ điều đó, song Phó Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng Lê Nhất Vinh vẫn ký tờ trình số 03/TT-DA ngày 25-2-2008 đề nghị UBND tỉnh Đắc Lắc giao 460 ha cho Công ty TNHH TM và SX Lộc Phát (Công ty Lộc Phát) lập dự án trồng cao su.
Nội dung tờ trình đưa ra trạng thái rừng tại khoảnh 1, khoảnh 3 tiểu khu 332 có 100 ha rừng nhóm III thuộc rừng nghèo kiệt, tiểu khu 342 có 500 ha thuộc rừng sản xuất nghèo kiệt, đất trống và tiểu khu 340 có 80 ha rừng nghèo kiệt. Tổng cộng tại 3 tiểu khu trên có 360 ha rừng được xác định phù hợp với sinh trưởng và phát triển cây cao su.
Từ báo cáo này và cũng không cần đến một hội đồng thẩm định đánh giá về trạng thái rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng vẫn đưa ra kết luận: Toàn bộ diện tích tại các tiểu khu trên là rừng sản xuất.
Để hợp thức hóa việc đánh giá trạng thái rừng của 360ha rừng sẽ giao cho Công ty Lộc Phát, ngày 7-1-2009, đại diện Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Đắc Lắc, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng và Công ty Lộc Phát đã lập biên bản kiểm tra sơ bộ trạng thái rừng xin khảo sát lập dự án trồng cao su.
Để hợp thức hóa việc đánh giá trạng thái rừng của 360ha rừng sẽ giao cho Công ty Lộc Phát, ngày 7-1-2009, đại diện Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Đắc Lắc, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng và Công ty Lộc Phát đã lập biên bản kiểm tra sơ bộ trạng thái rừng xin khảo sát lập dự án trồng cao su.
Biên bản ghi: “Qua kiểm tra sơ bộ một số điểm có tọa độ (495428; 1435946), 493278; 1435969), (501038: 1429526)… thuộc tiểu khu 332, 342 và đối chiếu với bản đồ hiện trạng thì khu vực dự kiến giao cho Công ty Lộc Phát trồng cao su được quy hoạch là rừng sản xuất”.
Tuy nhiên, theo xác minh, đại diện các đơn vị trên không hề đi thực tế vì các vị trí nêu trong biên bản muốn vào được tới nơi phải mở đường, đi bộ mất nhiều ngày. Biên bản trên giấy này sau đó được làm cơ sở để UBND huyện Krông Năng và Sở NN-PTNT ban hành các văn bản kiến nghị UBND tỉnh Đắc Lắc giao 360 ha đất rừng cho Công ty Lộc Phát lập dự án trồng cao su. Ngày 8-12-2009, UBND tỉnh Đắc Lắc ban hành văn bản số 6206/UBND-NNMT đồng ý chủ trương cho Công ty Lộc Phát được khảo sát, lập dự án trồng cao su trên diện tích 337 ha tại tiểu khu 342, xã Ea Dah và tiểu khu 332, 340 xã Ea Puk, huyện Krông Năng.
Có được văn bản này, Công ty Lộc Phát đã đưa máy ủi vào phá trắng gần 10 ha rừng tại tiểu khu 342 thuộc xã Ea Dah để xây dựng 2 dãy nhà kiên cố và lập vườn ươm chuẩn bị triển khai trồng cao su. Bức xúc trước một doanh nghiệp mặc dù chưa được UBND tỉnh phê duyệt dự án trồng cao su trên đất rừng phòng hộ đầu nguồn đã chặt trắng nhiều cánh rừng gỗ quý để lấy đất, hơn 1.000 người dân huyện Krông Năng và nhiều địa phương khác đã kéo vào phá rừng, chiếm giữ hơn 200 ha, trong đó có gần 10 ha trong khu vực di tích quốc gia – Danh lam thắng cảnh thác Thủy Tiên.
Có được văn bản này, Công ty Lộc Phát đã đưa máy ủi vào phá trắng gần 10 ha rừng tại tiểu khu 342 thuộc xã Ea Dah để xây dựng 2 dãy nhà kiên cố và lập vườn ươm chuẩn bị triển khai trồng cao su. Bức xúc trước một doanh nghiệp mặc dù chưa được UBND tỉnh phê duyệt dự án trồng cao su trên đất rừng phòng hộ đầu nguồn đã chặt trắng nhiều cánh rừng gỗ quý để lấy đất, hơn 1.000 người dân huyện Krông Năng và nhiều địa phương khác đã kéo vào phá rừng, chiếm giữ hơn 200 ha, trong đó có gần 10 ha trong khu vực di tích quốc gia – Danh lam thắng cảnh thác Thủy Tiên.
Một khoảnh rừng tại TK 340 xã Ea Puk (huyện Krông Năng) thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng bị triệt hạ. Ảnh: HOÀI NAM |
Tan nát rừng nguyên sinh
Được sự giúp đỡ của UBND xã Ea Puk, chúng tôi đã đi thực tế các khu vực thuộc tiểu khu 340 và chứng kiến nhiều cánh rừng nguyên sinh bị chặt trắng. Vừa đến khoảnh 2 và khoảnh 3 của tiểu khu 340 đã thấy những vườn cà phê xanh tốt, xung quanh ngổn ngang gốc cây và những vạt rừng cháy nham nhở. Anh Ngũ, cán bộ xã Ea Puk bức xúc nói: “Trước kia đây là rừng, không người dân nào được vào đây chặt một cành cây. Thế mà bây giờ trắng hết một vùng, đuổi dân không đi và quyết giữ đất canh tác hoa màu”.
Vào sâu khoảnh 3 và khoảnh 4, dấu vết của những cánh rừng nguyên sinh dần hiện ra. Nhiều vạt rừng bị chặt phá nham nhở, trơ ra những gốc cổ thụ 2, 3 người ôm. Đi một đoạn, chúng tôi gặp hai chiếc máy cày chở những khúc gỗ to từ trong rừng đi ra. Người cầm lái chiếc xe đi đầu nói: “Mình chỉ lấy cành thôi, còn gốc và thân cây họ đưa đi hết rồi”.
Đi một đoạn lại thấy một chiếc máy cày ì ạch chở những khúc gỗ to vượt dốc, phía sau là một nhóm gần chục người lăm lăm dao rựa trông rất bặm trợn. Thấy vậy, chúng tôi đi vội trở ra khoảnh 3 lánh mặt.
Bí thư Đảng ủy xã Ea Puk Cao Hữu Lợi nói: “Xã bất lực trước cảnh người dân hàng ngày vào phá rừng, chiếm đất. Trên địa bàn xã có hơn 1.000 ha rừng phòng hộ đầu nguồn, kể từ khi Công ty Lộc Phát vào khảo sát, người dân cũng vào theo và phá mất gần 140 ha. Tất cả đều là rừng nguyên sinh được bảo vệ hàng chục năm nay”.
Đến xã Ea Dah, chúng tôi được Phó trưởng Công an xã Đỗ Xuân Chính dẫn vào khu vực mà trước kia, Công ty Lộc Phát đã xây dựng nhà và lập vườn ươm tại tiểu khu 342. Hiện trường chỉ còn lại bãi đất trống trơ nền xi măng, gạch ngói đổ nát vung vãi khắp nơi. “Sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh yêu cầu Công ty Lộc Phát rút đi, người dân bức xúc đã vào đập phá nhà cửa, vườn ươm và chiếm hơn 10 ha đất để trồng cà phê”, ông Chính nói.
Vừa ra tới cửa rừng, chúng tôi gặp một đoàn người đi trên những chiếc máy cày, xe gắn máy hăm hở tiến vào. Phóng tầm mắt về phía xa là màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng nguyên sinh thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng. Nếu không có biện pháp quản lý tốt, những cánh rừng kia sẽ biến mất trong nay mai do bàn tay phù phép của một số cá nhân, doanh nghiệp được các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh Đắc Lắc tiếp tay.
Đến xã Ea Dah, chúng tôi được Phó trưởng Công an xã Đỗ Xuân Chính dẫn vào khu vực mà trước kia, Công ty Lộc Phát đã xây dựng nhà và lập vườn ươm tại tiểu khu 342. Hiện trường chỉ còn lại bãi đất trống trơ nền xi măng, gạch ngói đổ nát vung vãi khắp nơi. “Sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh yêu cầu Công ty Lộc Phát rút đi, người dân bức xúc đã vào đập phá nhà cửa, vườn ươm và chiếm hơn 10 ha đất để trồng cà phê”, ông Chính nói.
Vừa ra tới cửa rừng, chúng tôi gặp một đoàn người đi trên những chiếc máy cày, xe gắn máy hăm hở tiến vào. Phóng tầm mắt về phía xa là màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng nguyên sinh thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng. Nếu không có biện pháp quản lý tốt, những cánh rừng kia sẽ biến mất trong nay mai do bàn tay phù phép của một số cá nhân, doanh nghiệp được các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh Đắc Lắc tiếp tay.
Hoài Nam/ SGGP
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.