Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:13:30 AM (GMT+7)
Quảng Bình: Phá tan hoang rừng bần vì tin đồn được Formosa đền bù?
(13:59:52 PM 19/08/2017)(Tin Môi Trường) - Không biết rừng bần dọc Kiến Giang có từ lúc nào, nhưng từ bao đời nay rừng bần chính là “lá chắn thép” bảo vệ cho người dân địa phương, cả trong thời chiến lẫn thời bình, nhất là lúc lụt bão. Thế nhưng thời gian gần đây, cánh rừng đang bị hàng chục hộ dân xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh tàn phá tan hoang.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
Phá rừng bần cổ thụ đào ao nuôi tôm chỉ vì tin đồn được đền bù từ Formosa?
Phá rừng đào ao?
Xót xa trước cảnh rừng bần bị tàn phá một cách không thương tiếc, cụ Nguyễn Văn Dược (85 tuổi) ở thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh kể, không biết rừng có từ lúc nào, nhưng từ khi ông còn là một đứa trẻ, cánh rừng bần này đã rậm rạp, mát mẻ và đẹp lắm. Chim chóc cũng theo đó mà về đây từng đàn, hót râm ran cả một vùng.
Cụ Dược vẫn còn nhớ như in trận lũ to năm 1950 hay mới đây là cơn bão lịch sử năm 2010 quét qua làng, cũng nhờ cánh rừng này, mà người làng Quảng Xá không bị thiệt hại gì.
“Cây rừng ở đây mới bị người ta quật gốc lên, đào ao, khoanh ô, vùng, làm cho tan hoang mới cách đây mới vài tháng", cụ Dược bức xúc.
Còn ông Dương Viết Trung (gần 80 tuổi), một nhà giáo về hưu, kể lại rằng, rừng bần này chẳng những là nơi che chắn, bảo vệ cho dân làng, mà còn là nơi ghi dấu ấn của một thời kỳ lịch sử đấu tranh chống giặc của cái nôi cách mạng Quảng Xá anh hùng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, rừng bần đã cùng với nhân dân Quảng Xá ngăn cản bước tiến của địch tiến lên đánh chiếm các vùng tự do ở xã Tân Ninh, An Ninh, Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh).
Trong kháng chiến chống Mỹ, khi tuyến đường huyết mạch Quốc lộ 1A bị địch dội bom đánh phá, rừng bần trở thành địa điểm bộ đội tập kết qua sông. Rừng bần cũng là nơi che giấu cho thuyền của bộ đội ta vận chuyển lương thực từ miền Bắc vào cất giữ ở kho lương thực ở xã Hiền Ninh.
Thế nhưng, giờ đây nó đang bị xâm hại rất nghiêm trọng. Càng đi vào phía trong cánh rừng, cả một công trường đào ao, đắp đập. Nhiều cây bần, thân to một người ôm không xuể bị quật ngã. Không những vậy, việc đào ao, tạo mặt nước nuôi trồng thủy sản khiến cho nhiều cây bần bị đào bới tận gốc, đang đứng... chờ chết!
Nhiều cây bần bị đào bới tận gốc, đang đứng... chờ chết!
Theo người dân nơi đây, nguyên do mà rừng bần bị tàn phá tan hoang như thế này là vì dân nghe tin đồn có hồ nuôi tôm sẽ được nhận đền bù từ sự cố môi trường biển Formosa. Bởi thế hơn chục hộ dân nơi đây đã thuê phương tiện, máy móc về phá rừng đào ao nuôi tôm.
Buông lỏng quản lý!
Theo điều tra của phóng viên, hầu hết các hộ dân này đã được huyện Quảng Ninh giao đất để nuôi trồng thủy sản từ năm 1994, 1995, với thời hạn giao đất 20 năm. Tuy nhiên, suốt hơn 20 năm qua, chỉ có một số hộ tiến hành nuôi trồng thủy sản theo hình thức quảng canh, tác động không lớn đến rừng bần. Chỉ mới mấy tháng gần đây, nhiều hộ dân mới ồ ạt đưa máy móc vào đào ao hồ, đắp đập ngay giữa rừng.
Tận mắt chứng kiến những gì đang xảy ra trong khu rừng bần này mới thấy được những bức xúc của người dân nơi đây.
Vậy nhưng, theo nhiều người dân, ngay khi một số hộ dân đưa máy móc đưa vào rừng để đào ao nuôi trồng thủy sản, nhiều người dân Tân Ninh đã có ý kiến phản ánh với chính quyền địa phương, tuy nhiên chính quyền vẫn làm ngơ.
Mãi đến khi rừng bần đã trở thành những ao hồ quy mô lớn và bị xâm hại nghiêm trọng thì chính quyền địa phương nơi đây mới tiến hành kiểm tra và đình chỉ các hoạt động đào đắp, cải tạo ao hồ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đại Thọ, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh cho biết, các hộ dân đào ao hồ ở rừng bần đều đã được UBND huyện giao đất để nuôi trồng thủy sản. Qua kiểm tra, có trường hợp lấn đất để đào đắp hồ làm ảnh hưởng đến rừng bần. Tuy nhiên, người dân chỉ cải tạo, đào đắp ao hồ, dọn dẹp cây lùng lác, khoanh vùng nuôi trồng thủy sản (?).
Rừng bần bị tàn phá là do chính quyền buông lỏng quản lý
Khi được hỏi diện tích bị phá hại bao nhiêu, ông Thọ cho rằng, chưa thống kê được, bởi đất đã giao cho người dân thì người dân họ muốn làm gì thì làm.
“Chính quyền địa phương và với vai trò là Chủ tịch UBND xã đã thiếu trách nhiệm và buông lỏng quản lý nên đã để xảy ra tình trạng người dân xâm hại rừng bần trong thời gian vừa qua”, ông Thọ thừa nhận.
Còn ông Nguyễn Quang Tuyển, Bí thư Đảng uỷ xã này lại cho rằng, lúc giao đất cho người dân, không có kiểm kê số lượng cây, nên không có căn cứ nào để xác định thiệt hại (!?).
Theo Dương Hợp - Đặng Tài (Dân trí)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.