»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:37:58 PM (GMT+7)

Ồ ạt phá rừng phòng hộ ở lưu vực thuỷ điện Sông Tranh 2

(14:18:45 PM 02/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Trong khi sự cố rò rỉ, thấm dột nước ở đập thuỷ điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) chưa “hạ nhiệt”, thì trong những ngày này ở lưu vực thuỷ điện này, hàng ngàn người dân vùng tái định cư ồ ạt phá rừng phòng hộ để làm nương, rẫy và bán gỗ mưu sinh.

 

Khi cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh 2 đến nơi thì… “tất cả đã rồi”.

 

Để nhường đất xây dựng công trình thuỷ điện Sông Tranh 2, từ năm 2007 tỉnh Quảng Nam thực hiện giải toả, tái định cư cho hơn 1.000 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu đến ở tại các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác (huyện Bắc Trà My) và Trà Dơn, Trà Leng (huyện Nam Trà My).

 

Tuy nhiên, suốt nhiều năm chuyển đến nơi ở mới, do không được chuyển đổi ngành nghề, chưa được cấp đất sản xuất nên hàng ngày người dân đã phá rừng phòng hộ. Ông Đinh Văn Xuân, chủ tịch UBND xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My cho biết: “Do chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho dân kém chất lượng, không phù hợp với tập tục của đồng bào nên họ vào rừng xẻ gỗ trái phép để làm nhà sàn bên cạnh nhà xây để ở, sinh hoạt. Ngoài ra, dù người dân đã đến nơi ở mới nhưng đến nay nhiều hộ vẫn chưa được cấp đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề nên họ phá rừng để kiếm đất sản xuất, xẻ gỗ kiếm cái ăn hàng ngày...Đây là điều không thể khác được”.

 

Nóng nhất là vào mùa phát nương, làm rẫy cuối tháng 3 kéo dài đến tháng 4 hàng năm, họ rời nhà dẫn theo con cái lên núi dựng lều trại để phá rừng tìm đất sản xuất và bán gỗ để sống qua ngày.

 

Ông Hồ Văn Xanh ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My kể: “Từ ngày rời lòng hồ thuỷ điện đến ở khu tái định cư giữa rừng phòng hộ, cuộc sống chúng tôi cơ cực trăm bề: không nước sạch, không đất sản xuất, không nghề nghiệp, nhà ở thì xuống cấp nhanh quá. Để sống được ở vùng đất mới này không còn cách nào khác là phá rừng tìm đất làm nương rẫy, lấy gỗ làm nhà sàn và bán lại cho các đầu nậu kiếm tiền mua lương thực, thực phẩm”. Thống kê mới nhất của ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh 2, từ năm 2007 đến nay, người dân ở các khu tái định cư ở lưu vực công trình này đã phá hơn 46ha rừng phòng hộ, “xẻ thịt” hàng trăm cây cổ thụ với hơn 700m3 gỗ quý các loại. Chỉ tính riêng ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My đã có đến hơn 400 nhà sàn gỗ xây dựng trái phép (trung bình mỗi nhà từ 10 – 20m3 gỗ) do nhà ở khu tái định cư kém chất lượng, không phù hợp với tập tục của đồng bào nơi đây.

 

 

Chỉ tính riêng ở các khu tái định cư ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My có ít nhất 400 nhà sàn gỗ từ gỗ rừng phòng hộ (mỗi nhà từ 15 – 20m3 gỗ) được chính quyền địa phương xác nhận là "trái phép".

 Những thanh niên to khoẻ hàng ngày mang cưa vào xẻ gỗ trong rừng phòng hộ, sau đó chuyển ra bìa rừng để bán kiếm tiền mưu sinh hàng ngày.

 

Minh Đức/ SGTT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ồ ạt phá rừng phòng hộ ở lưu vực thuỷ điện Sông Tranh 2

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI