Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ năm, 21/11/2024, 11:59:11 AM (GMT+7)
Ninh Thuận:Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong bối cảnh thiên tai hạn hán khắc nghiệt
(12:36:49 PM 12/04/2020)(Tin Môi Trường) - Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, tình hình sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2019–2020 diễn ra trong bối cảnh thiên tai hạn hán, thiếu nước và dịch bệnh bùng phát. Tình trạng hạn hán, thiếu nước ngay từ đầu vụ gây khó khăn cho công tác điều tiết nước sản xuất, hơn 7.000 ha diện tích dừng sản xuất, một số diện tích cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng, thiệt hại do hạn hán gây ra. Bên cạnh đó, trước tình hình cả nước đang nỗ lực đối phó với bệnh Dịch CoVid -19 đã gây không ít khó khăn cho công tác điều hành sản xuất nông nghiệp.
>> Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” >> Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” >> 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á >> Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc >> Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
Cây nho là loại cây đặc thù của Ninh Thuận có giá trị thương phẩm cao
Nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, đã mang lại một số kết quả thắng lợi trong vụ Đông Xuân 2019-2020. Trong đó, phải kể đến đó là sự thắng lợi to lớn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng cả về lượng và chất.
Theo quyết định của UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Đông Xuân năm 2019-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 904/591 ha, đạt hơn 150% so với kế hoạch của vụ và đạt khoảng 70% so với kế hoạch năm 2020. Trong đó diện tích chuyển đổi trên đất lúa 764 ha; diện tích chuyển đổi đất khác 140 ha.
Tùy theo đặc thù nguồn nước và thổ nhưỡng, một số địa phương đã quyết tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước, có hiệu quả theo hướng phát triển bền vững, ổn định lâu dài; đồng thời cải tiến thêm cách làm, giảm tối thiểu chi phí, tăng hiệu quả sản xuất; mở rộng kết nối doanh nghiệp với các hộ dân trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được duy trì, mở rộng và ngày càng có những chuyển biến rõ nét, tích cực hơn.
Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các huyện: Thuận Nam đạt 62%; Ninh Phước đạt 110%; Ninh Hải đạt 158%; Thuận Bắc đạt 103%; Bác Ái đạt 113% và cao nhất là huyện Ninh Sơn đạt 301%.
Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm để canh tác cây ớt xuất khẩu tại huyện Ninh Sơn
Theo nhận định của Đài KTTV tỉnh, hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì ở trạng thái trung tính nghiêng về pha nóng trong khoảng 2 đến 3 tháng tới, trong tháng 4 đến tháng 5/2020 tiếp tục ít mưa và thiếu hụt so với TBNN cùng thời kỳ. Khả năng lượng dòng chảy trên các sông suối phổ biến thiếu hụt từ 40 đến 60% so với TBNN, một số sông suối nhỏ tắt dòng vào thời kỳ này. Đây là thời điểm khó khăn cho việc lựa chọn phương án thực hiện kế hoạch vụ Hè Thu 2020.
Vụ Hè Thu 2020 diễn ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, vì vậy phải đảm bảo mục tiêu phải ưu tiêu nước phục vụ sinh hoạt của người dân, nước uống cho gia súc, gia cầm, các ngành dịch vụ khác, nước tưới cho cây trồng lâu năm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến kế hoạch chuyển đổi cây trồng vụ Hè Thu 2020 là 320 ha.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai hạn hán, thiếu nước ngày càng khắc nghiệt, phải đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Tại Ninh Thuận công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt được mục đích đề ra là tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với trồng lúa, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu khô hạn, giải pháp để duy trì sản xuất ở những vùng thường xuyên thiếu nước tưới là đẩy mạnh triển khai, nhân rộng các mô hình cây trồng cạn.
ThS. Đặng Thanh Bình, Phó giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Ninh Thuận
Gửi ý kiến bạn đọc về: Ninh Thuận:Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong bối cảnh thiên tai hạn hán khắc nghiệt
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.