Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Những cây bồ đề ngàn tuổi giữa Hà Nội
(15:49:57 PM 29/06/2011)
Những gốc đề khổng lồ
Cây bồ đề vốn được trân trọng là loại cây thiêng trong tín ngưỡng Phật giáo. Xưa kia, thái tử Tất-đạt-đa đã rời kinh thành vào rừng, ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề mà đạt tới sự giác ngộ trở thành Phật. Qua đó mà cây này có tên là Bồ đề, vì Bồ đề có nghĩa là giác ngộ.
Hà Nội có rất nhiều bồ đề cổ thụ, chứng nhân cho bao đổi thay, thăng trầm của lịch sử. Cây bồ đề phía sau chùa Một Cột, cây trong sân chùa Trấn Quốc, trong Văn Miếu Quốc Tử Giám… Bồ đề thường được trồng nhiều ở các chùa chiền đền miếu, nhưng dọc đường Hoàng Hoa Thám, lại có rất nhiều bồ đề cổ thụ.
Tôi đếm được 9 gốc đề khổng lồ, mọc đều ở 2 bên con đường này. Những “cụ” cây to lớn, cao ngút mắt, tán rợp cả một vùng. Cuối thu, cây chuyển màu đỏ rực, sang hè, lại xanh mát, tươi tốt đầy sức sống. Một sức sống mãnh liệt, bền bỉ bám rễ từ bao đời mà không gió mưa nào quật ngã nổi.
Gốc cây bồ đề cổ thụ đầu tiên nằm trước căn nhà số 3 Hoàng Hoa Thám, đối diện với công viên Bách Thảo. Không biết trước kia nó có nằm chung đất với vườn Bách Thảo? Và liệu rằng đường Hoàng Hoa Thám xưa kia là có phải là một khu rừng và giờ đây còn sót lại những gốc bồ đề cổ thụ?
Lời ông Nguyễn Như Ngọc: “Tất cả những cây bồ đề nằm trên đường Hoàng Hoa Thám vốn là đường thành khi xưa, tức là nằm trên một con đê chứ không có rừng nào cả. Riêng “cụ” cây ở đối diện với Bách Thảo thì nằm ở vị trí đối diện với đường Ngọc Hà, chỗ cắt với đường La Pho. Đường La Pho ngày xưa chính là nơi “trên bến dưới thuyền”, tức là ngay ở bến sông Tô Lịch”. Rồi ông ngâm nga đọc câu thơ: “Sông Tô Lịch trong xanh nước mát/ Đường Ngọc Hà rải cát dễ đi” và cười bảo: “Giờ thì sông Tô Lịch không còn nữa rồi”.
Ông cũng chia sẻ, rằng không biết đích xác tuổi của các cụ cây bồ đề trên đường thành nhưng “chắc chắn là nó được trồng chứ không thể mọc tự nhiên và ước tính cũng phải đến cả nghìn năm, chứ không phải chỉ vài trăm năm đâu!”.
Giật mình vì số tuổi khổng lồ của các cụ cây, tôi chợt nhìn lên những tán lá đang vươn rộng với trời, bên dưới xe cộ vẫn nườm nượp chạy. Vùng kinh kỳ đã thay đổi quá nhiều nhưng bên dưới mỗi viên gạch, tấc đất, gốc cây vẫn chứa đựng dấu ấn lịch sử.
“Cụ” đề nghìn tuổi?
Theo chỉ dẫn của người dân, tôi tìm vào nhà cụ Từ Thị Yên, người già nhất ở khu Yên Thái. Cụ Yên đã 107 tuổi nhưng vẫn rất minh mẫn. Khi hỏi về những gốc bồ đề cổ thụ dọc đường Hoàng Hoa Thám, cụ lắc đầu bảo: “Cụ sống hơn trăm tuổi trên đời rồi đấy, nhưng vẫn không biết những cây bồ đề đó có tự bao giờ. Ngày còn bé đã thấy chúng to lớn như vậy rồi”.
Xưa nay, người sống được đến trăm tuổi là hiếm, trải qua bao nhiêu chuyện, chứng kiến bao nhiêu đổi thay, vậy mà cũng chỉ biết lắc đầu trước những “cụ” bồ đề này.
Cụ Lý Kính năm nay 81 tuổi, là người từng trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất, tham gia đoàn quân Tây Tiến năm xưa, rồi chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Rời cây súng trở về làng quê, cụ tìm hiểu, sưu tập những tài liệu liên quan đến lịch sử, văn hóa nơi mảnh đất mình sinh ra lớn lên với một niềm đam mê và trân trọng sâu sắc.
Cụ Kính nói: “Những cây đề trên đường Hoàng Hoa Thám và cả cây đề cạnh chợ Bưởi phải ngót nghìn năm tuổi rồi!”
Theo lời cụ Kính, người dân vẫn hay gọi đường Hoàng Hoa Thám là đường thành bởi nó vốn là một con đê. Truyền rằng, vào cuối đời Lý Nhân Tông (1072 – 1128) nhà vua bị đau mắt chữa mãi không khỏi, nghe tin ở chùa núi Vân Mộng thuộc huyện Kim Bảng, có Quỷ Cốc tiên sinh giỏi nghề bói toán, nhà vua sai người đến xem. Quẻ thẻ nói: Bệ hạ dựng phủ định đô bị con sông ở hướng Càn Tuất chảy thẳng vào làm thương tổn đến đức sáng. Nếu trị được khúc sông thì sẽ bảo toàn được tính mạng. Khi đó, hai dòng nước Tô Lịch và Thiên Phù gặp nhau nước sắp tràn vào gác thành Thăng Long. Nhà Lý đã nhiều lần đắp đê (dựa trên cơ sở con đê Đại La cũ do Cao Biền đắp) nhưng cứ đắp xong đê lại vỡ.
Cụ Kính là người hiểu rất rõ về con đường Hoàng Hoa Thám. |
Nhà vua bèn sai Trung Sứ đến ngã ba sông thắp hương cầu khấn nhờ thần linh giúp đỡ. Đêm đó, Trung Sứ thần nằm mộng thấy thần bèn quỳ xuống hỏi tại sao đê đắp không được, thần liền bảo sáng sớm mai đến ngã ba sông, gặp người nào đi tới trước tiên thì hãy ban cho họ thứ mà họ thích nhất rồi ném họ xuống sông, sau đó phong họ làm thần dựng miếu thờ thì khúc sông đó có thể ngăn được vậy. Sứ giả nhớ kỹ rồi tâu vua. Sáng hôm đó nhà vua cùng quân tới ngã ba sông đợi và gặp vợ chồng Vũ Phục làm nghề bán dầu đi tới. Hai vợ chồng sau khi biết rõ sự tình đã nguyện nhảy xuống sông. Sau đó, khúc sông được trị mà mắt vua cũng khỏi!
Chỗ vợ chồng Vũ Phục trầm mình xuống đất đùn lên thành một gò cao. Đúng như lời thần bảo, nhà vua ban chỉ xây miếu thờ vợ chồng người bán dầu tại ngã ba sông nơi đất đã được đùn lên cao. Ngôi miếu đó chính là đình Yên Thái nay vẫn còn. Thần được thờ trong đình là vợ chồng Vũ Phục, hay còn gọi là thờ ông Dầu, bà Dầu.
|
Xây đình xong, người ta trồng gốc đề ở bên phải và cây đa ở bên trái. Bây giờ cây đa không còn nhưng cây đề vẫn còn, đó chính là gốc đề ở giữa đường Thụy Khuê, vị trí của cây cũng như đình Yên Thái so với xưa kia vẫn nguyên chỗ cũ.
Những gốc cây bồ đề trên đường thành được trồng hay mọc tự nhiên, và có phải xuất hiện từ thời Lý? Cụ Kính cho biết: “Những gốc đề là do được trồng chứ không phải mọc tự nhiên. Bồ đề rất khỏe, rễ tỏa rộng, bám sâu vào đất. Chính đặc điểm này của cây đề mà khi trồng trên đê sẽ giúp đê được vững chắc, nói cách khác, nó có vai trò giữ đê. Tác dụng giữ đê còn có cây me, do đó trên đoạn đê này me được trồng rất nhiều, còn nhiều hơn cả bồ đề. Đường Hoàng Hoa Thám xưa chủ yếu là me và đề, chứ không ai trồng xà cừ như bây giờ, bởi xà cừ dễ bị đổ”.
|
Theo lời cụ, ngày cụ còn nhỏ, con đường hoa vắng, hai bên là cánh đồng, trên đường Hoàng Hoa Thám vẫn có rất nhiều me. Nhưng giờ thì me không còn thấy nhiều nữa mà chỉ còn những gốc đề cổ thụ. Xưa kia, cũng chỉ khoảng chừng ấy cây và tồn tại đến giờ chứ không phải trồng nhiều và bị chặt bỏ bớt. Trong suốt chặng đường lịch sử, những gốc đề ấy đã giữ một vai trò vô cùng to lớn là giúp con đê được vững chãi để ngăn lũ lụt, bảo vệ kinh thành. Những gốc đề đã sống gần nghìn năm tuổi!
Rời nhà cụ Kính vào lúc trời đã chiều, cơn mưa rào mùa hạ ào ào cũng đã tạnh. Bước ra khỏi những cổng làng còn giữ lại được những nét xưa, đứng nhìn từ cổng đình Yên Thái, gốc cây bồ đề cổ thụ với những tán lá rộng sau cơn mưa trở nên thật rực rỡ dưới ráng chiều. Một sức sống vẫn bền bỉ, mãnh liệt như sức sống của mảnh đất thiêng nghìn năm văn hiến.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.