»

Thứ bảy, 23/11/2024, 05:54:24 AM (GMT+7)

Những cây "bắt mồi" đang có ở Quảng bình Tin ảnh

(14:40:48 PM 02/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Vùng đồi cát trắng ven biển Quảng bình vốn là nơi khắc nghiệt nắng nóng, nơi cát bay cát lấp, nghèo dưỡng chất. Thế nhưng chính nơi đây lại sản sinh ra nhiều loài cây bản địa, hiếm thấy ở những nơi khác. Riêng các loài cây bắt mồi dù số lượng ở đây không nhiều nhưng lại sở hữu có đến 3 loài.

Nói đến cây bắt mồi bản thân nó đã gây cho con người một cái gì đó ngồ ngộ gợi trí tò mò. Bởi lẻ xưa nay phàm đã là thực vật sinh ra là làm thức ăn cho động vật, đằng này loài thực vật này lại biết cách đánh lừa, bẩy động vật để mà ăn thịch đó chính là sự lạ đời. Vùng đồi cát ven biển quảng bình có 3 loài cây bắt mồi sau đây.

 

 1. Cây nắp ấm


Cây nắp ấm cận cảnh

 

 Loài cây này thường mọc ven theo các khe nước chảy trên cát hay ở những khu trũng thấp thường có nước. Số lượng cây nắp ấm ở đây tương đối nhiều thường mọc xen lẩn với cây mua. Cây nắp ấm thuộc loài dây leo đầu mổi lá được kéo dài ra hình thành một cái bình trên có nắp trông thật ngộ nghĩnh. Trong bình, thường thì chứa khoảng 1/3 là nước nếu con côn trùng nào lọt vào đó là hết đường ra làm mồi cho cây ăn thịch.

 

2. Cây bèo đất (gọng vó)


 Cây bèo đất như một bông hoa khoe sắc

 

 Loài cây bắt mồi này gây cho ta ấn tượng kỳ lạ bởi toàn thân cây lại y như một bông hoa khoe sắc đỏ được gắn luôn rễ mọc thẵng xuống đất.  Quả là một sự tối giản đến cùng chẵng cần đến thân cành, lá là cánh hoa gắn ngay với gốc (cuống hoa) và rễ. Trên mặt lá mọc ra nhiều lông trên mổi lông đó là những giọt sương nhỏ lung linh rực rở dưới ánh mặt trời. Để mời gọi lũ côn trùng nhỏ hãy đến đây mà thưởng thức. Và rồi khi sa vào bẩy thì đã muộn những giọt sương quyến rủ đó chính là nhựa dính! Loài bèo đất này đường kính cây loại lớn khoảng 50mm, nó chỉ sống ở vùng đất cát trống trải có đủ độ ẩm nhất định đây là lý do mà loài cây này ít phát triển. Đó là chưa nói đến nguy cơ bị tuyệt diệt vì không còn không gian sống do con người phát triển sử dụng đất theo mọi nhu cầu của mình.

 

3. Cây cỏ bắt mồi


Cây cỏ bắt mồi

 

Có thể đây là một loài chưa thấy điểm mặt đến trong các loài cây bắt mồi. Nó giống như cây cỏ nhỏ cao trên dưới 10 cm có nhiều cành vươn ra trông như vòi con bạch tuộc thu nhỏ. Trên mổi chiếc vòi đó là tua tủa lông trên mổi chiếc lông lại là nhựa dính như những hạt sương nhỏ. Loài côn trùng như muổi, bướm nhỏ sa vào là bị dính chặt làm mồi cho nó. Ngày xưa loài cây cỏ bắt mồi này mọc rất nhiều trên cát ven biển Quảng bình nhưng đến nay thì cực kỳ hiếm. Hầu như đang dần tuyệt chủng cũng giống như tình trạng cây bèo đất đã nói trên. 

Cây bắt mồi là một sự sáng tạo tuyệt vời trong giới thực vật. Tiếc rằng sự phát triển còn thiếu ý thức của con người đã xâm hại đến nhiều loài quí hiếm. 3 loài cây bắt mồi ở ven biển Quảng bình âm thầm tồn tại bao đời nay hầu như con người ít biết đến. Nhưng tiếc rằng hiện nay nó lại đang đứng trước nguy cơ sẻ biến mất. 

Bài và ảnh: Lê Văn Thưa (Quảng Bình)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những cây "bắt mồi" đang có ở Quảng bình

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI