»

Thứ bảy, 23/11/2024, 05:42:17 AM (GMT+7)

Những “Cụ cây nghìn tuổi” ở Việt Nam

(08:07:34 AM 08/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Kể từ khi phát động năm 2010, đến nay Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam (VACNE) đã gắn tên “Cây di sản Việt Nam” cho hàng trăm cây, trong đó có nhiều cụ cây nghìn tuổi, ở các tỉnh thành trên cả nước.


 Cây sấu mọc ở khoảng đất trống giáp khe núi đá và núi đất phía Đông bản Nà Sắc, gần cột mốc 651, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cây cao 38m, đường kính 3,13m.

 

Cây nghìn tuổi

 

Tính đến hết tháng 10/2012, VACNE đã công nhận khoảng 300 cây trong tổng số hơn 800 hồ sơ của các địa phương gửi về đề nghị được công nhận là cây di sản Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 26/10, VACNE tổ chức lễ công nhận cụm tám cây gồm 3 cây đại hoa trắng, 2 cây si, 1 cây đa lông, 1 cây bồ đề và 1 cây muỗm ở Đền Hào Nam, TP Hà Nội.

 

Những cụ cây nghìn tuổi phải kể đến là cây táu 2100 năm có từ thời An Dương Vương ở TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); cây chò hơn 1000 năm tuổi ở vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình; cây nghiến trên 1000 năm tuổi ở Lũng Tủng, tỉnh Cao Bằng; cây đa 1000 tuổi ở đình Quán La, TP Hà Nội; rặng ruối 18 cây trong đó có những gây trên dưới 1000 năm tuổi ở Sơn Tây, Hà Nội; cụm chín cây muỗm gần 1000 tuổi ở Đền Voi Phục, TP Hà Nội.

 

Ngoài ra phải kể đến cây cao nhất là cây sa mu dầu hơn 70 mét ở Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An; cây tung đơn thân có đường kính 6,5 m ở Đắk Lắk; cây đa tính  cả rễ phụ có chu vi kỷ lục là 45 m ở Lào Cai; cụm 54 cây lim ở Đền Cao, tỉnh Hải Dương; tập đoàn 78 cây ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE, cho hay những kỷ lục cây sẽ luôn thay đổi vì nhiều địa phương đang làm thủ tục cho những cây cổ thụ còn nhiều tuổi hơn, cao hơn, to hơn và chắc chắn đều rất đẹp, rất hùng vĩ với nhiều ý nghĩa sâu xa về khoa học, môi trường, văn hóa, lịch sử.

 

Đến nay, VACNE đã vinh danh cây di sản ở TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Hải Dương, Hải Phòng, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, v.v…, với khoảng 40 loài như muỗm, thị, lim, gạo, duối, samu dầu, nghiến, đa, me, lộc vừng, sanh, sung, táu, da bò, đại, bàng, bằng lăng, điệp bèo, bồ đề, v.v…

 

Nổi tiếng nhờ khoác áo “cây di sản”

 

Nhờ được khoác thêm chiếc áo mới “Cây di sản Việt Nam”, nhiều cổ thụ đã trở nên nổi tiếng, được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến, góp phần làm tăng nguồn thu cho du lịch – GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản – Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam, đánh giá.

 

Tại lễ tổng kết 3 năm sự kiện cây di sản Việt Nam mới đây, ông Lê Minh Thưởng, đại diện gia tộc Họ Lê ở xóm 2, xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cho biết từ khi đón bằng công nhận năm cây thị 670 năm tuổi, từ đó đến nay khách đến tham quan du lịch ngày càng đông. Đặc biệt ngày 30/4 và 1/5, và các ngày lễ hội lớn của tỉnh, tiếng hát làng Sen, múa hội du lịch Cửa Lò ngày nào cũng có đoàn đến tham quan, có ngày 3/5 đoàn mỗi đoàn từ 10 – 30 người các đoàn đến tìm hiểu về giá trị lịch sử của năm cây thị, có đoàn đến tham quan du lịch, quay phim chụp ảnh làm phóng sự chuyên đề khám phá Việt Nam nên chủ nhân của năm cây thị phải thuyết minh, giới thiệu, hướng dẫn khách rất vất vả tốn nhiều thời gian công sức.

 

“Đặc biệt trong thời gian khách đến thăm vào mùa hè nên phải đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan xanh sạch đẹp để khách đến tham quan được vui vẻ lịch sự. Tôi phải huy động lực lượng con cháu và thuê một số người vào làm vệ sinh môi trường”, ông Thưởng nói.

 

Bà Huỳnh Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, đánh giá thông qua sự kiện bảo tồn cây di sản Việt Nam đã bảo tồn nguồn gene quý hiếm, nâng cao nhận thức của nhân dân, xây dựng các hành vi ứng xử với môi trường; tăng cường bảo vệ cây giữa các cộng đồng với nhau, các tổ chức quốc tế.

 

Khoác áo cho cây, không đơn giản

 

Rõ ràng cái áo “Cây di sản" đem đến nhiều lợi ích như vậy song việc khoác áo cho cây không hề đơn giản vì khó khăn nhất là vấn đề kinh phí và sự hiểu biết chưa thấu đáo của một số người trong cộng đồng.

 

“Nhiều người không biết rằng từ kinh phí phát động sự kiện này cho đến nay, không có nhà tài trợ nào hỗ trợ về tài chính. Toàn bộ chi phí là do nội lực của VACNE, các đơn vị và các chủ thể đang quản lý những cây này", ông Huỳnh nhấn mạnh.

 

Theo ông Thưởng, muốn bảo tồn cây di sản được lâu dài phải có sự quan tâm ưu đãi của nhà nước mới động viên được nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều tổ chức tham gia mới bảo vệ được thiên nhiên môi trường bền vững.

 

“Chúng tôi cũng tin tưởng rằng Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường có sự phối hợp, khuyến khích, đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam có nhiều nguồn lực để tiếp tục thực hiện hoạt động cao cả này vì môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam.” GS.TS Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học&Kỹ thuật Hà Nội, bày tỏ.

 

Ông Huỳnh chia sẻ cây cổ thụ, cây di sản Việt Nam ở đâu cũng là “máu”, là thịt, là món quà thiên nhiên ban tặng, là sự chăm chút, nâng niu của các thế hệ cha ông. Gìn giữ vẻ đẹp của chúng là thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, là sự tri ân với tổ tiên và cũng chính là bảo vệ sự sống của chính chúng ta.

 

“Do đó lễ vinh danh cây di sản Việt Nam cần được tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để mọi người cùng có ý thức chăm sóc, bảo vệ những di sản quý báu này để các thế hệ mai sau được chiêm ngưỡng những điều kỳ thú mà tạo hóa đã hoài thai qua mỗi nhành cây, qua từng chiếc lá”, TS Huỳnh kiến nghị.

Bài và ảnh: Mạnh Cường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những “Cụ cây nghìn tuổi” ở Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI