Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Loài nấm có hình dáng giống ruột non
(09:29:17 AM 04/11/2014)
Nấm Ascocoryne sarcoides thuộc họ nấm Helotiaceae. Các nhà nghiên cứu cho biết chúng thường mọc trên thân những khúc gỗ mục hoặc cây đã chết. Chiều dài của chúng có thể đạt 20 cm, gồm các túi bào tử (tế bào giới tính) và bào tử sinh sản hữu tính. Đặc biệt, thân cây sồi là môi trường sống chủ yếu của chúng. Ảnh: blogspot.com.
Khi các bào tử còn nhỏ, chúng sẽ có dạng hình cầu. Sau đó hình dạng của chúng sẽ giống đĩa hoặc những khối giống như dây thừng. Giới nghiên cứu còn gọi loài nấm này là nấm ruột non do ngoại hình của chúng. Ảnh: Nature Photos.
Màu hồng nhạt và màu tím là hai màu sắc chủ đạo của nấm Ascocoryne sarcoides. Sương hoặc mưa giúp làm ẩm bề mặt cơ thể, giúp chúng phát triển nhanh hơn. Nấm ruột non là loài sinh sản vô tính, nghĩa là chúng sẽ tự sản xuất các bào tử. Ảnh: Nature Photos.
Chúng thường sinh sống với các loài thực vật hoặc loài nấm khác. Theo các chuyên gia, chúng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa. Ảnh: Facebook.
Gió hoặc các loài động vật sẽ vô tình mang theo các bào tử, giúp nấm Ascocoryne sarcoides phát tán khắp nơi. Ảnh: Facebook.
Nhiều nhà thám hiểm thường nhầm lẫn chúng với những miếng thạch tím trên thân cây. Một số người cho biết họ đã ăn thử chúng. Họ khẳng định hương vị của chúng không hấp dẫn. Ảnh: Science Daily.
Giới chuyên môn cho biết Ascocoryne sarcoides phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Gary Strobel, nhà vi sinh vật học tại Đại học Montana (Mỹ), đã phát triển thành công loại nhiên liệu sinh học từ loài nấm Ascocoryne sarcoides do chúng chứa các hợp chất dễ bay hơi giống như nhiên liệu diesel. Ảnh: Daily Mail.
Hiện tại, nhiều nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu thành phần của loài nấm Ascocoryne sarcoides để phục vụ các công trình bảo vệ môi trường hoặc sản xuất nhiên liệu sinh học. Ảnh: Daily Mail.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.