Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:20:41 AM (GMT+7)
Loài cây chuyên bắt chim để biến xác phân hủy thành phân bón
(09:09:51 AM 02/10/2017)(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học phát hiện hai loài cây mới trên một hòn đảo Caribe có khả làm mắc kẹt và giết chết những con chim thiếu kinh nghiệm.
>> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp >> Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa >> Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
Quả của cây bắt chim có thể dính vào lông chim và giết chết chúng. Ảnh cắt từ Video: BBC.
Các hòn đảo yên bình thuộc vùng biển Caribe không chỉ là thiên đường đối với những người muốn thư giãn trên bãi biển mà còn cho nhiều loài chim đang tìm kiếm nơi trú ẩn và sinh sản, theo IFL Science. Tuy nhiên, một số hòn đảo tại đây xuất hiện loài "cây bắt chim" có khả năng bẫy và giết những con chim thiếu kinh nghiệm, biến xác phân hủy của chúng thành phân bón.
Marcos A. Caraballo-Ortiz, nghiên cứu sinh tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, và Jorge C. Trejo-Torres, chuyên gia thực vật tại Viện Bảo tồn Vùng ở Florida, Mỹ, phát hiện hai loài cây bắt chim mới có tên khoa học Pisonia horneae và Pisonia roqueae trong những khu rừng trên đảo Puerto Rico. Mô tả về chúng được công bố trên tạp chí Phytokeys hôm 26/9.
Quả của cây bắt chim có chứa chất dính và được bao phủ bởi vô số móc nhỏ. Ảnh: Jorge C. Trejo-Torres.
Cây bắt chim thuộc chi thực vật tên là Pisonia. Quả của cây rất dính và được bao phủ bởi vô số móc nhỏ. Thông thường chúng dính vào sau lưng những con chim và phát tán sang các hòn đảo khác. Nhưng đôi khi cây trở thành kẻ thù đối với loài động vật giúp chúng vận chuyển hạt giống.
Khi quả rơi xuống đất, nhựa dính thu hút côn trùng và khiến con vật bị mắc kẹt. Điều này thu hút những con chim muốn tìm kiếm một bữa ăn dễ dàng. Tuy nhiên, chính những con chim bay đến cũng bị mắc kẹt bởi sự kết hợp của nhựa dính và móc. Chim không thể bay lên và bị chết đói dưới gốc cây, trở thành phân bón cho đất.
Dưới gốc của cây bắt chim thường xuất hiện rải rác những chiếc xương nhỏ của nạn nhân còn sót lại trên mặt đất. Đôi khi xác chim treo lơ lửng trên cành cây giống như trong chuyện kinh dị.
"Cho đến nay, chúng tôi chưa tận mắt trông thấy trường hợp chim bị mắc kẹt bởi những quả dính của hai loài mới phát hiện, nhưng các nghiên cứu trong tương lai sẽ khám phá ra khả năng này", Marcus A. Caraballo-Ortiz, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Theo Lê Hùng (VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.