Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Lạng Sơn: Đổ xô đào bới rễ sim bán sang Trung Quốc
(16:04:53 PM 25/09/2012)
Đào bới, lấy rễ cây bán sang biên giới. Ảnh: D.C. |
Thi nhau đào bới
Hằng ngày, bà Trần Thị Choi (35 tuổi), trú tại thôn Pò Nhàng, xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình lên đồi từ sáng sớm đi tới các mỏm đồi cách nhà gần chục cây số. Bà hồ hởi kiếm được bụi sim to, thoăn thoắt vung dao chặt cây rồi dùng thuổng đào lấy rễ.
Bà cho biết, từ đầu tháng 9 này, bà con kháo nhau, bên Trung Quốc thu mua dược liệu, chủ “đầu nậu” đánh xe công nông đến các thôn, bản thu gom.
Thời gian trước, trên đồi ven nhà, có nhiều cây sim, cây mua đang chín quả, bà đào được trên một tạ/ngày rất dễ, bán giá 2.500 đồng một cân tươi, bỏ túi gần 200.000 đồng.
Do nhiều người khai thác, cây sim biến mất khỏi đồi, núi ven thôn, bản, bà con phải tìm đến vùng sâu, vùng xa kiếm tìm.
Hiện nay, có gần 30 xe công nông đến địa bàn tổ chức thu mua, vận chuyển rễ cây sim, chở theo đường tiểu ngạch, xuất bán sang Trung Quốc.
Bà Choi chỉ cho thấy từng tốp người, phần đông là phụ nữ cầm dao, cuốc, thuổng hăm hở đi tới các mỏm đồi, í ới khoe đào được nhiều rễ cây, náo động cả góc rừng?
Ông Lương Văn Lượng, Phó bí thư Đảng ủy xã Tĩnh Bắc cho biết, địa phương có khoảng 400 hộ dân, sống tại 10 thôn, bản, trừ người già ốm, yếu, đa phần người dân theo nhau đi đào rễ sim.
Do cái lợi trước mắt, nhiều nhà huy động con cháu tham gia lên đồi xới tung, tàn phá đồi núi, rừng tự nhiên. Nhiều cây xanh héo chết, đổ ngã kèm theo đó là các hố sâu chi chít, nối dài đến tận biên giới.
Theo ông Lượng, nhiều xã ở huyện Lộc Bình cũng diễn ra cảnh tương tự, như các xã: Tam Gia, Xuân Dương, Tú Đoạn, Xuân Mãn, Khuất Xá…
Mặc dù mới đi học, nhưng nhiều trẻ em đua nhau bỏ học theo người lớn đi tìm rễ sim. Đinh Văn Khôn, học sinh lớp 6, Trường THCS Khuất Xá nói: “Trong thôn của em, từng tốp bạn mang cuốc lên đồi. Ngày kiếm được vài chục ngàn đồng, góp với mẹ đong gạo, mua thịt. Thấy được tiền, ai cũng ham. Thầy cô có nhắc, nhưng lớp vẫn vắng học sinh”.
Cần ngăn chặn “chảy máu” dược liệu
Theo kỹ sư Hoàng Lê Minh (Cty CP giống lâm nghiệp vùng Đông bắc), cây sim là loại dược liệu quý, nhiều tác dụng từ rễ, lá, quả, rất tốt điều trị các bệnh viêm dạ dày, viêm gan, phong thấp, đau khớp.
Sim có tác dụng giữ đất, nước, chống xói mòn, trôi màu, là thảm thực vật quan trọng giữ nguồn nước biên giới.
Nhìn nhận vấn đề cây sim bị thu mua, kỹ sư Minh nói: “Để có một cây sim trưởng thành phải mất trên mười năm, vậy mà trong vòng một tháng, hàng vạn cây sim bị tận diệt. Đây là sự việc đáng báo động và phải ngăn chặn.
Trước đây, chúng ta cũng đã có bài học về việc đua nhau khai thác lấy rễ cây hồi, râu ngô, móng trâu, bán sang bên kia biên giới, ảnh hưởng đến môi trường, mất an ninh lương thực, cây đặc sản và dựơc liệu quý”.
Phó bí thư Đảng ủy xã Tĩnh Bắc, ông Lương Văn Lượng cho biết: Cấp ủy, chính quyền xã đã tuyên truyền, giải thích đến các hộ dân, đồng thời có văn bản báo cáo cấp trên về tình trạng dân ồ ạt khai thác rễ cây sim, đề nghị hỗ trợ, nhằm ngăn chặn nạn “chảy máu” tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.