Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Làm giàu từ nấm
(08:07:50 AM 28/02/2012)Hiện anh là chủ nhiệm Hợp tác xã trồng nấm Đức Nhuận với 12 thành viên.
Để làm ra được chiếc nấm linh chi, anh Lê Giang Phong đã kiên trì và nỗ lực hết mình - Ảnh: V.Q.Cầu |
Tầm sư học đạo
Năm 1999, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Phong theo gia đình vào tận Bình Phước lập nghiệp. Nhưng công việc không thuận lợi, sau năm năm cả nhà trở về quê. Phong còn mắc bệnh thiếu máu cơ tim và gan nhiễm mỡ. Mua thuốc tây uống bệnh thuyên giảm nhưng hết thuốc là bệnh quay trở lại, Phong chuyển sang điều trị bằng đông dược. Được lương y mách bảo, anh mua nấm linh chi về uống nhưng giá cao quá. Tình cờ một lần lên mạng anh biết Trung tâm Nghiên cứu phát triển nấm và các sản phẩm sinh học ở Hà Nội trồng được nấm linh chi nên viết thư hỏi thăm. Cuối năm 2008, Phong quyết định ra Hà Nội học nghề.
Giám đốc trung tâm, bà Nguyễn Thị Chính, cảm thông khi biết Phong muốn học cách trồng nấm linh chi để cứu mình. Nhưng bà lo ngại vì trồng nấm linh chi không đơn giản. Muốn học nghề điều tối thiểu phải xây dựng một phòng thanh trùng cấy phôi nấm. Những điều này quá xa lạ với một nông dân học vấn thấp. Chưa kể theo quy định của trung tâm, muốn học nghề phải đóng khoản lệ phí 25 triệu đồng.
Thế nhưng thấy Phong quả quyết học nghề để may ra cứu mình nên bà Chính bày vẽ. Phong được bà tạo điều kiện ăn ở với gia đình cho đỡ tốn kém. Từ ngày đó, người thanh niên nông dân này làm quen với khái niệm tế bào gốc, với lọ chai thí nghiệm... Tính Phong cẩn thận, tất cả những điều anh học được, thấy được đều ghi vào nhật ký học nghề. Sau giờ làm việc, khi những cán bộ kỹ thuật của trại nấm về nhà, Phong vẫn cứ luẩn quẩn với công việc. Phong bỏ ra 35 triệu đồng để học kỹ thuật làm nấm bào ngư, nấm sò với suy nghĩ trở về nhà sẽ vừa trồng nấm linh chi để chữa bệnh và trồng các loài nấm khác để kiếm sống.
Mầm nấm cựa mình
Từ Hà Nội trở về, hành trang Phong chẳng có gì ngoài những phôi nấm, chai lọ mà bà Chính cho không, Phong biến chiếc phòng ngủ của hai vợ chồng thành phòng thực nghiệm để cấy phôi nấm nhưng chẳng thu được chiếc nấm nào. Anh lại mượn tiền ra Hà Nội xin học thêm hai lần nữa.
Đến năm 2008, khi tiền của đã cạn mà nấm chẳng lên, Phong đuối sức. Anh nghĩ đến vợ con, đến người mẹ tảo tần nên hạ quyết tâm. Phong vay mượn tiền tiếp rồi ra Hà Nội lần thứ tư. Phó giáo sư Chính đón anh và bắt anh phải trình diễn lại tất cả quy trình trồng nấm. Bà tìm ra nguyên nhân phòng cấy phôi chưa đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh, nấm không mọc được. Trở về nhà, anh lại dồn bao, đóng gói, rồi cấy giống. Nhiều lúc đang làm bệnh tái phát, Phong nằm vật ra sàn nhà.
Tết năm 2009 tại căn phòng mà Phong từng thất bại, chiếc nấm linh chi nhỏ bé hiện ra, Phong vui mừng đến chảy nước mắt. Chị Phạm Thị Lệ Thu - vợ anh - cũng nước mắt lưng tròng. Cả đêm đó vợ chồng thức trắng ngồi chờ xem chiếc nấm trở mình.
Thực hiện “giấc mơ nấm”
Phong bắt tay vào làm nấm và những chiếc nấm linh tiếp sức nên sức khỏe của anh khá dần lên. Còn các loài nấm sò, nấm sọ khỉ bằng cách làm thủ công mỗi ngày cũng thu hoạch được vài chục ký. Phong bàn bạc với vợ rồi đi đến quyết định đầu tư trên 300 triệu đồng thuê đất mở trang trại nấm 1.000m2 trồng nấm bào ngư, nấm sò.
Nghe Phong trồng được nấm và cả “thần dược” linh chi, bà con chòm xóm đến xem. Họ chia vui và muốn Phong chỉ bày. Hiểu tấm lòng của bà con nghèo quê mình nên anh lên xã rồi lên huyện nhờ các ngành chức năng hướng dẫn về thủ tục. Thế là Hợp tác xã trồng nấm Đức Nhuận với 12 thành viên do anh làm chủ nhiệm ra đời.
Tin anh nông dân trình độ lớp 9 trồng được nấm linh chi lan rộng. Trung tâm Khuyến nông huyện rồi Sở Khoa học - công nghệ Quảng Ngãi cử cán bộ vào xem. Sau đó sở quyết định hỗ trợ dự án sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu với lô thiết bị trị giá 1,1 tỉ đồng cho hợp tác xã.
Phong lạc quan: “Bây giờ có thiết bị trong tay, mình sẽ cùng bà con sản xuất đại trà các loại nấm bào ngư, nấm sò, nấm sọ khỉ, đồng thời tại phòng thanh trùng sẽ tiến hành sản xuất nấm linh chi với số lượng nhiều hơn để cung ứng cho các hiệu thuốc bắc và những người từng mang bệnh như mình”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.