(Tin Môi Trường) - Theo các nhà chuyên môn, loại cây này có triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa phù hợp với quy hoạch phát triển trồng rừng gỗ lớn vừa có thể ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Loài cây này được gọi là thông Caribe vì xuất xứ từ các nước quanh vùng vịnh Caribe. Ban đầu, Công ty CP Giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ (trụ sở ở xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) trồng thử nghiệm giống thông này chỉ 1 ha. Sau nhiều năm nghiên cứu, nhân rộng diện tích, đến nay, công ty đã triển khai trồng đại trà trên 73 ha, dù chưa chính thức đưa vào khai thác nhưng bước đầu mang lại những kết quả khả quan.
Khu rừng thông Caribe xanh tốt ở xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Sống khỏe, sinh trưởng tốt
Thông
Caribe (tên khoa học pinus caribaea) là loài cây mới được nhập và trồng ở Việt Nam. Giống thông này thích nghi, phát triển tốt gấp đôi thông mã vĩ.
Từ năm 1997, thông
Caribe được Công ty CP Giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ bắt đầu trồng thử nghiệm trên vùng đất đồi tại xã Vạn Trạch. Ông Nguyễn Ngọc Anh, cán bộ công ty, cho biết sau gần 25 năm trực tiếp chăm sóc, theo dõi, ông nhận thấy đây là loài cây sinh trưởng nhanh, cành nhỏ, chịu đựng bền bỉ trước điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như mưa bão, nắng nóng nhiệt độ cao.
Theo ông Ngọc Anh, thông
Caribe sinh trưởng tốt, rất dễ trồng, chỉ tốn công chăm sóc chừng 2 năm đầu. Về sau, cây chủ yếu tự phát triển theo tự nhiên, có sức sống tốt. Đến nay, đường kính trung bình của cây đạt 35-45 cm, chiều cao khoảng 20 m.
Dạo quanh khu rừng thông ở huyện Bố Trạch, chúng tôi nhận thấy thông
Caribe khác hẳn so với thông mã vĩ. Thông
Caribe có thân to lớn, cây thẳng đứng và cao sừng sững rất đẹp. Trong đó, nhiều cây có đường kính hơn 50 cm, tạo thành mảng màu xanh mướt, với vẻ đẹp ngút ngàn.
Rừng thông
Caribe được trồng đầu tiên dù đã đến độ tuổi nhưng Công ty CP Giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ vẫn chưa khai thác chính thức, chỉ khai thác thử nghiệm vào năm 2016. Thông
Caribe cho sản lượng nhựa tương đối cao so với các giống thông khác.
Nhằm phát huy vai trò, tác dụng của thông Caribe, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ, nhựa thông ngày càng tăng và bổ sung loài cây có giá trị kinh tế cao, Công ty CP Giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ đã mở rộng diện tích trồng đại trà. Đến nay, trong khoảng 900 ha đất rừng của đơn vị này được cấp, 73 ha đã trồng thông Caribe.
Nhiều ưu điểm, lợi thế
Hiện nay, thông
Caribe được trồng chủ yếu tại các xã miền núi của huyện Bố Trạch: Lâm Trạch, Hưng Trạch, Phú Định, thị trấn Nông trường Việt Trung..., nhiều nhất là ở 2 xã Vạn Trạch và Cự Nẫm, bước đầu mang lại những kết quả hết sức khả quan. Nhiều hộ dân trong vùng cũng đã bắt đầu chuyển diện tích từ trồng keo, bạch đàn sang trồng thông Caribe.
Ông Lê Văn Hiền, Phó Giám đốc Công ty CP Giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ, cho biết giống thông hoàn toàn mới này tỏ ra rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Quảng Bình. So với các giống thông bản địa (thông ba lá, thông nhựa...), thông
Caribe có nhiều đặc tính, ưu điểm vượt trội.
"Cây thông
Caribe có thân thẳng, cành nhánh nhỏ, ít mấu mắt nên được xếp vào nhóm gỗ lớn nguyên liệu có giá trị thương phẩm cao. Gỗ thông
Caribe thường có màu vàng nhạt, tương đối cứng, thường được sử dụng để làm ván ép, gỗ xây dựng, bột sợi giấy..." - ông Hiền cho hay.
Ông Hiền rất lạc quan với giống cây thông này. Thông
Caribe sinh trưởng khá nhanh nên có thể khai thác nhựa sau 15 năm trồng, đạt 5-6 kg nhựa/cây/năm. Trung bình 1 ha thông, với mật độ trồng tối thiểu 600-800 cây sẽ thu được 3-4 tấn nhựa. Trên thị trường hiện nay, nhựa thông có giá dao động từ 20.000-25.000 đồng/kg.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình, tỉnh này là một trong những địa phương thường xuyên chịu tác động do diễn biến bất thường của thời tiết. Vì vậy, khi đã xác định đa dạng hóa cây trồng, cần phải lựa chọn loại cây, giống cây phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, sinh thái từng vùng, đồng thời gắn với thị trường, có hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong đó, thông
Caribe là một trong những lựa chọn với nhiều ưu điểm, lợi thế và phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Quảng Bình. Điều kiện địa chất và khí hậu Quảng Bình có nhiều điểm tương đồng với các địa phương đã trồng thành công thông Caribe. Ngoài giá trị cao về kinh tế, thông
Caribe là cây gỗ lớn có giá trị phòng hộ.
Mỗi ngày, khu rừng thông
Caribe xung quanh nhiều xã mạn phía Tây huyện Bố Trạch, nhất là ở xã Cự Nẫm, thu hút hàng trăm du khách, bạn trẻ đến tham quan. Với lợi thế này, nhiều gia đình mong muốn tận dụng cảnh quan rừng thông để phát triển du lịch, biến nơi đây trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách; tạo nên điểm nhấn du lịch thú vị cho Làng Văn hóa du lịch Cự Nẫm vào một ngày không xa.
Giống cây đặc biệt
Thông
Caribe sống lâu năm, có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường không khí. Theo kết quả nghiên cứu, 1 ha rừng thông này có khả năng hút 36,4 tấn bụi trong không khí/năm. Thông
Caribe vừa có giá trị kinh tế cao vừa có tác dụng cải tạo đất, bảo vệ môi trường không khí. Do vậy, thông
Caribe rất phù hợp để lựa chọn gây trồng trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Thông
Caribe là giống cây đặc biệt và quật cường bởi chống được sự tác động khắc nghiệt của thiên nhiên. Lá cây thông
Caribe bắt lửa kém hơn thông nhựa nên ít xảy ra cháy rừng. Ông Lê Văn Hiền cho biết trong những trận bão các năm trước, dù sức gió mạnh đến cấp 12-13 nhưng cây thông
Caribe vẫn đứng vững. Trong khi đó, các giống thông khác chỉ gặp gió giật cấp 7-8 là gãy đổ tơi tả, nằm la liệt..., gây thiệt hại lớn.
Hơn 65 quốc gia đã trồng giống thông Caribe, chủ yếu là các nước ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Thông
Caribe là loài cây trồng phù hợp với đất đồi ở nhiều địa phương Việt Nam, từ vùng ven biển đến Tây Nguyên và đã trở thành một trong những loài cây trồng chủ lực của rừng kinh tế.