Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Khánh Hòa: Báo động sản lượng rong mơ tụt giảm do khai thác non
(13:56:18 PM 22/06/2012)
Ảnh minh họa
Theo ông Lê Văn Dũng - Phó trưởng phòng Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa: Nguyên nhân chính là do các thương lái thu mua rong mơ từ tháng 2, nên người dân đổ xô thu hoạch sớm, trong khi đúng vụ phải từ tháng 5 đến tháng 8. Vì thu hoạch sớm, nên rong lúc này còn non, chưa trổ hoa, thân chưa dài..., do đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng rong. Toàn tỉnh Khánh Hòa có 13 điểm khai thác chính, những điểm này đang dần cạn kiệt rong mơ. Việc tuần tra bảo vệ rất khó khăn vì lực lượng mỏng, không bắt quả tang được khi người dân đang lặn dưới biển.
Hiện nay, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ có Chỉ thị 07 quy định về việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi rong mơ, như: thời gian thu hoạch cho từng vùng, phương pháp khai thác phải để lại gốc và thân 10 cm để rong tái sinh trưởng, chừa lại 20% trữ lượng của bãi rong theo các luống, luống cách luống 100m để còn làm nơi cư trú và sinh sản cho các loài động vật thuỷ sản... Tỉnh chưa có văn bản nào về chế tài xử lý những trường hợp vi phạm.
Về việc bảo vệ nguồn lợi rong mơ, theo ông Võ Khắc Én - Trưởng phòng Khai thác, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi tỉnh Khánh Hòa cho biết, việc bảo vệ rong mơ chủ yếu dựa vào tuyên truyền của sở, ngành, địa phương. Chi cục đang xây dựng mô hình tự quản ở các hộ khai thác rong mơ, nhưng thiếu kinh phí để triển khai. Còn ông Lê Văn Dũng cho rằng: “Đã đến lúc tỉnh Khánh Hòa cần có lệnh cấm khai thác rong mơ từ 2 - 3 năm để phục hồi nguồn lợi này”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.