Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Hội thảo khoa học “Chăm sóc và bảo vệ cây di sản Việt Nam”
(22:22:20 PM 03/07/2013)TS Bùi Phúc Khánh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường tỉnh Phú Thọ, cho biết qua khảo sát ban đầu chúng tôi thấy hầu hết các cây đại thụ đều bị mối mọt, tầm gửi lấn át và hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng bị trục trặc do nhiều nguyên nhân (bị bê tông hóa, bị giao thông hóa, bị đất thoái hóa) dẫn đến cành cây bị khô chết dần, khả năng sinh trưởng rất yếu ớt mà điển hình là cây táu 2100 tuổi ở đền Thiên Cổ.
TS Phạm Quang Thu (Viện Lâm nghiệp) và TS Paul Barber tìm hiểu nguyên nhân vì sao cành cây táu 2100 năm tuổi cứ khô chết dần từ ngọn
Sau khoảng một giờ trực tiếp “khám bệnh” cho cây, TS Paul Barber, chuyên gia nghiên cứu bệnh học của cây đến từ Australia, đưa ra nhận định ban đầu cành cây bị khô héo ngọn do một loài nấm và côn trùng gây ra.
“Đây là lần đầu tiên tôi gặp trường hợp bệnh khô lá trên cây táu”, TS Paul khẳng định, “Còn loại bệnh này xảy ra đối với các loài cây khác thì tôi thường gặp rồi.”
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân tác hại do cách đây gần 10 năm làm sân, san đất đè lên rễ cây. Gần như là nguyên nhân chính khiến cây bị suy yếu.
Nhà giáo ưu tú Vũ Văn Viết, hiệu trưởng Trường THPT Vũ Thê Lang, bày tỏ vui mừng khi các nhà khoa học đã đến khám và thảo luận để tìm ra phương pháp chữa bệnh cho cây.
“Cây táu hoa bạc” trước đền Thiên Cổ là cây có tuổi “thọ” nhất Việt Nam 2.100 năm tuổi được VACNE công nhận là “Cây Di sản Việt Nam” vào ngày 28/5/2012. Tuy nhiên hiện nay nhiều cành cây đã bị khô héo.
Đại diện ban quản lý cụm di tích Đình – Đền – Lăng cho biết trước đây “cây táu hoa bạc” xanh tốt bình thường, tuy nhiên cách đây khoảng 7 – 8 năm xuất hiện hiện tượng cành cây bị chết, đe dọa sự sống của “cụ cây đại thụ nhất Việt Nam”.
Trước tình hình đó, chiều nay các nhà khoa trong và ngoài nước chuyên nghiên cứu về thực vật đã đến “khám bệnh” cho cây, sau đó thảo luận tại hội thảo khoa học với mong muốn tìm ra giải pháp, phác đồ chữa trị cho cây.
Phát biểu tại hội thảo khoa học “Chăm sóc và bảo vệ cây di sản Việt Nam” chiều nay ở Phú Thọ, nhà giáo ưu tú Vũ Văn Viết, hiệu trưởng Trường THPT Vũ Thê Lang, phát biểu cây táu hoa vàng đặc biệt quý giá, “chúng tôi đau đáu nhiều năm nay không biết làm cách nào để bảo tồn cây phát triển; trị được bệnh cho cây đâm trồi nẩy lộc trở lại như cách đây chục năm, trăm năm. Tôi mong muốn các nhà khoa học đóng góp công sức trí tuệ, bằng mọi giá tìm ra phương pháp bảo tồn các loài cây di sản, đặc biệt là bảo tồn các cây di sản ở tỉnh Phú Thọ.”
“Nếu để mất cây táu hoa bạc thì sẽ mất một nửa giá trị của đền thờ, sẽ không còn ý nghĩa”, Vũ Văn Viết, hậu duệ nơi thờ hai vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và thục nương Nguyễn Thị Thục, lo ngại.
Giải pháp cấp bách mà các nhà khoa học đưa ra là phải dỡ bỏ đất ra khỏi gốc để cho cây “thở”. Việc chữa trị cho cây rất khẩn cấp, phải làm trước mùa xuân.
“Nếu đào đất ra mà thấy vỏ gốc cây chỗ đất đè lên mà thối thì không thể khôi phục được cây”, ông Paul nói.
Kết luận hội thảo, TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch VACNE, đưa ra năm giải pháp là cắt bỏ cành khô và cành tầm gửi; vận động chuyển đường giao thông ra xa cây hơn, trước mắt không cho ô tô đi qua, hạn chế đi lại sát gốc cây; lập hồ sơ theo dõi sức khỏe của cây và định kỳ theo dõi cành cây, sâu bệnh; nhờ các nhà khoa học xem xét đánh giá, sau đó kiến nghị, chờ đợi kết quả và hợp đồng xử lý cây.
Về lâu dài, cử một người chuyên trách ghi chép sức khỏe của “cụ cây táu”. Bằng cách nào đó vận động tài trợ. Xin kết hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Tỉnh Phú Thọ, huyện, xã có ưu đãi, ưu ái quan tấm đến cây nhiều tuổi nhất này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.