Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Đột nhập công trường ‘tàn sát’ rừng phòng hộ
(14:40:30 PM 17/04/2014)Hàng loạt cây gỗ to bị hạ
Theo phản ánh của người dân xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh về thực trạng rừng phòng hộ Sông Lò đang bị lâm tặc đốn hạ rất nhiều những cây gỗ có đường kính lớn một cách ngang nhiên.
Từ những thông tin trên, chúng tôi đã có mặt tại bản Nà Đang. Theo chân một người dân tên T., phải đi mất cả giờ đồng hồ mới vào được tận nơi nhóm lâm tặc đang ngày đêm “xẻ thịt” khu rừng.
Hàng chục thân gỗ nằm ngổn ngang tại bản Nà Đang
Những cây gỗ đã được hạ xuống
Anh T. bảo: Cứ theo tôi, dọc đường đi này các anh cũng dễ dàng chụp được ảnh những cây gỗ to nằm la liệt bên đường.
Quả đúng như lời T. nói, chỉ mới đi được khoảng nửa tiếng đồng hồ đường rừng, chúng tôi đã được “mục sở thị” hàng loạt những khối gỗ to như: Sến, Táu, Vàng cương, Mỡ… có những gốc cây to tới hai người ôm không hết.
Trước khi chúng tôi vào bên trong khu rừng, anh T. dặn dò rất kỹ: “Nếu bọn lâm tặc mà hỏi thì bảo anh em ở dưới suôi lên tìm phong lan rừng. Trước khi đi phải mua vài bao thuốc lá, gặp bọn chúng lấy thuốc ra mời”.
Vào sâu bên trong khu vực Lán Cháy (tên người dân địa phương hay gọi), tận mắt chứng kiến nhiều cây gỗ to vừa bị đốn hạ còn nguyên nhựa sống. Những cây gỗ to, dài được bọn lâm tặc cắt thành khúc ngắn để dễ dàng vận chuyển.
Không chỉ ở khu vực Lán Cháy, khu vực như: Mè Giàng, dốc Ông Viện… cũng bị lâm tặc đốn hạ, cắt thành từng hộp rồi sau đó dùng xe máy chở chạy theo đường mòn ra ngoài rừng.
Theo anh T., lâm tặc thường hoạt động ban ngày. Đến đêm, chúng thường đi thành một nhóm khoảng 4-6 người vào bên trong rừng vận chuyển gỗ ra ngoài. Sở dĩ bọn chúng phải đi từng nhóm như vậy là để đề phòng lực lượng chức năng kiểm tra bọn chúng còn có người uy hiếp lại.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại những địa điểm trên nhiều gốc cây cổ thụ bị đốn hạ chỉ còn trơ trọi gốc. Những thân gỗ đã bị đốn hạ nằm ngổn ngang chờ người đến vận chuyển. Càng vào sâu bên trong càng nhiều cây bị đốn hạ như một “công trường” khai thác gỗ.
Lâm tặc chặt gỗ và vận chuyển công khai đến nỗi ngay tại trung tâm bản Nà Đang, chúng tôi dễ dàng thấy những khúc gỗ tròn (gỗ để sử dụng làm trụ nhà) bày tràn lan ra cả đường.
Anh T. bảo họ làm gỗ tròn như cột nhà là để “che” mắt cơ quan chức năng. Khi có lực lượng đến kiểm tra thì họ bảo lấy về làm nhà.
Kiểm lâm tiếp tay?
Để làm rõ việc lâm tặc phá rừng một cách công khai như vậy, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Vĩnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh thừa nhận có tình trạng khai thác lâm sản trái phép ở Nà Đang (Lâm Phú).
Ông Vĩnh cho biết thêm, từ cuối năm 2013 đầu năm 2014, Hạt đã tăng cường lực lượng kiểm lâm giám sát địa bàn nhưng không ngăn được do địa bàn rộng, lực lượng mỏng.
Các hộp gỗ đã được cưa vuông vắn
Gốc gỗ vừa cưa xong đang còn nhựa tươi.
Cuối năm 2013, một số địa điểm lâm tặc khai thác hàng chục mét khối gỗ ở khu vực của một con khe trên đường vào bản Nà Đang nhưng Hạt không thể vận chuyển số gỗ trên ra được?. Thuê người dân địa phương họ cũng không dám làm vì sợ lâm tặc trả thù.
“Chúng tôi chỉ cố gắng hạn chế việc khai thác, buôn bán lâm sản trái phép đến mức thấp nhất!. Hạt đã có báo cáo với chủ tịch UBND huyện để chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp xử lý dứt điểm tình trạng phá rừng trên”, ông Vĩnh nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Tiến Lam, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết, hiện UBND xã Lâm Phú đã báo cáo về tình trạng khai thác lâm sản trái phép.
“Huyện đã chỉ đạo các ngành phải nắm rõ thông tin về việc khai thác gỗ trên, đồng thời giao cho kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Lò ngăn chặn kịp thời. Nếu sự việc vượt quá thẩm quyền, huyện sẽ báo cáo cho cơ quan cấp trên kịp thời phối hợp xử lý dứt điểm tình trạng phá rừng tại Lâm Phú”, ông Lam cho biết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.