Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Độc đáo “Rừng cảnh tiên”: Đánh thức Phia Oắc – Phia Đén
(00:07:00 AM 02/11/2012)
>>Kỳ 1: Độc đáo “Rừng cảnh tiên” Phia Oắc – Phia Đén
>>Kỳ 2: Rừng Phia Oắc - Phia Đén: Mất dần những động vật quý hiếm
Với điều kiện khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, người Pháp đã chọn nơi đây làm nơi nghỉ mát, điển hình là nhà Đỏ (Tatsloom) tại khu vực Phia Đén
Ngoài việc khai thác tài nguyên khoáng sản, với điều kiện khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, người Pháp đã chọn nơi đây làm nơi nghỉ mát. Ngày nay đến đây, chúng ta vẫn còn bắt gặp những dấu tích của các khu biệt thự cổ xây bằng đá tảng và bê tông bề thế, vững chắc ẩn hiện trong khu rừng thông cổ thụ đầy mộng mơ.
Điển hình là nhà Đỏ (Tatsloom) tại khu vực Phia Đén. Gần khu nhà đỏ, người ta mới phát hiện một ngôi miếu cổ có tên gọi “vọng tiên cung”, rộng 20m2. Bên ngoài và trong miếu đều có hoành phi, câu đối bằng chữ Hán với kiến trúc độc đáo. Bên ngoài miếu có câu “Cung tiên vọng” (ngóng nhìn cung tiên), có 2 cặp câu đối, một cặp tại cửa ra vào, một cặp phía ngoài hai bên thành miếu. Theo người dân vùng Phia Đén, trên đỉnh núi Phia Oắc còn có bàn đá là nơi tiên ông đánh cờ, dưới chân núi có dòng suối trong xanh là nơi có thể nơi cung nữ giáng trần xuống tắm.
Ngoài ra còn có các khu nghỉ dưỡng cuối tuần, các biệt thự xây bằng đá tảng từ thời Pháp và trước đó của người Hoa. Nơi đây vẫn còn lưu giữ một số địa danh nghỉ mát của thực dân Pháp được nhiều người biết đến như khu nghỉ mát cuối tuần nhà Đỏ (xã Thành Công) và của người Hoa (nhà Tài Soỏng ở xã Phan Thanh).
Một dấu ấn lịch sử cũng được ghi nhận ở nơi đây là vào ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã được thành lập với 34 chiến sỹ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Đây là đơn vị đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Ông Long Văn Bằng cho hay sau khi trạm phát sóng FM của Đài Tiếng nói Việt Nam được xây dựng thì số khách đến tham quan nhiều hơn, bởi vì có đường ô tô lên đến đỉnh cao 1931mét. Trên đỉnh cao Phia Oắc nói riêng và toàn bộ khu rừng đặc dụng nói chung có khí hậu mát mẻ về mùa hè, mùa đông có tuyết rơi, khí hậu trong lành, nhiều loài cây, loài hoa, nhiều loài côn trùng đẹp thuộc loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ năm 2007. Do vậy thu hút được nhiều khách trong nước và nước ngoài đến tham quan nghiên cứu.
Sau khi trạm phát sóng FM của Đài Tiếng nói Việt Nam được xây dựng thì số khách đến tham quan nhiều hơn, bởi vì có đường ô tô lên đến đỉnh cao 1931mét
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện Xã hội – Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam, Phia Oắc – Phia Đén có nhiều tài nguyên du lịch đa dạng có thể phát triển nhiều loại hình du lịch với bản sắc riêng. Mặc dù vậy hiện nay du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác ở vùng núi Phia Oắc – Phia Đén còn ở dạng tiềm năng, vì hầu như chưa có cơ sở dịch vụ du lịch cũng như chưa đưa vào thị trường du lịch.
Hiện nay đề tài “Điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam và Trung tâm Địa Môi trường&Tổ chức Lãnh thổ đang thực hiện đã phác thảo được 15 tuyến du lịch tạm ghép vào một số tuyến sau đây.
Tuyến ngã ba Phia Đén – Tham quan trạm phát sóng quốc gia trên đỉnh Phia Oắc, tham quan các hệ sinh thái rừng nguyên sinh thường xanh, rừng thần tiên (rừng rêu núi cao), các vách đá granite phức hệ Phia Oắc, thác nước, hầm khai thác volfram thời Pháp, có thể xây dựng thêm các trạm nghỉ - ngắm cảnh kiểu “nghênh phong đình” dọc đường lên đài phát sóng quốc gia.
Tuyến ngã ba Nà Phặc – Phia Đén – Tĩnh Túc: Tham quan các di tích của nền lịch sử khai khoáng và nghỉ dưỡng Cao Bằng: Nhà Đỏ, nhà Tài Soỏng, bức tường sót lại của nhà nghỉ dành cho toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1857 - 1932) dịp lên thăm mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ thiếc Tĩnh Túc (là mỏ đầu tiên của ngành khai khoáng Việt Nam) với bức tượng Bác Hồ bằng đồng được xây dựng nhân kỷ niệm 52 năm (15/9/1958 – 15/9/2010) ngày Bác Hồ về thăm mỏ thiếc Tĩnh Túc.
Tuyến xã Mai Long: Tiềm năng có các điểm du lịch leo núi mạo hiểm, trekking, thăm các hang động karst hiện và ngầm và homestay.
Cùng với điều kiện cảnh quan sinh thái thuận lợi đối với phát triển du lịch của vùng Phia Oắc – Phia Đén, điều kiện khí hậu ở đây nhìn chung khá thích hợp, thuận lợi cho cho các hoạt động tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng. Nhất là vùng núi trên 1.000m (tại làng Phia Đén xã Thành Công) có thể chọn làm nơi xây nhà nghỉ dưỡng để bồi bổ sức khỏe, phục hồi và điều dưỡng bệnh. Nếu như rừng đặc dụng vùng Phia Oắc – Phia Đén được mở rộng ra các vùng phụ cận sáu xã thuộc huyện Nguyên Bình như Quang Thành, Thành Công, Phan Thanh, Thị trấn Tĩnh Túc, Vũ Nông, và Hưng Đạo. Từ đó có kế hoạch xây dựng các khu nghỉ dưỡng, tham quan, học tập của các trường đại học, phổ thông và du lịch sinh thái của Cao Bằng, vùng Đông Bắc, và cả nước. Tham quan danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, văn hóa của Cao Bằng như lịch sử khu rừng Trần Hưng Đạo, hang Pắc Bó, hồ Thăng Hen, thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao của Cao Bằng.
Tuy có vị trí thuận lợi cho biệc giao lưu hàng hóa và các hoạt động du lịch lịch sử, sinh thái nhưng chưa được phát triển rộng. Trong huyện Nguyên Bình có 368 cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại, du lịch thì toàn bộ là của tư nhân, kinh doanh nhỏ lẻ. Mặc dù vị trí thuận lợi cho các tuyến du lịch liên kết với xung quanh nhưng hiện nay vẫn chưa có cơ sở tổ chức du lịch và nghỉ dưỡng.
Với lợi thế về địa hình, khí hậu và điều kiện nhân văn, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, vùng Phia Oắc - Phia Đén là nơi hội tụ những yếu tố đặc trưng rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái bền vững. Rõ ràng, giá trị về rừng và đa dạng sinh học của khu rừng đặc dụng Phia Oắc - Phia Đén có đầy tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội.
Vì vậy, việc quy hoạch, xây dựng vùng Phia Oắc - Phia Đén trở thành khu danh lam thắng cảnh, khu du lịch sinh thái là việc làm hết sức cần thiết, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và bền vững cho du lịch của tỉnh Cao Bằng, góp phần khẳng định vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai. Đồng thời sẽ góp phần làm thay đổi về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân cư trong vùng.
Việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ được hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc thù của vùng Phia Oắc - Phia Đén chính là phục vụ kinh tế - xã hội bền vững trong đó có phát triển du lịch như kỳ vọng của tỉnh Cao Bằng đã đặt ra. Vì vậy ngày mồng 9/1/2012, UBND tỉnh Cao Bằng có quyết định phê duyệt đề tài “Nghiên cứu, điều tra đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén” và giao cho Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam thực hiện trong hai năm.
Để sớm phát huy các giá trị của báu vật thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Sở Khoa học&Công nghệ tỉnh Cao Bằng, các nghiên cứu về tài nguyên động vật hoang dã nhằm góp phần xây dựng bức tranh tổng thể của khu rừng độc đáo quý giá này của Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chung. Du lịch bền vững vừa là khả năng vừa là điều kiện cho bảo tồn “báu vật thiên nhiên quốc gia”.
Ông Hòe nói vui du lịch Phia Oắc – Phia Đén như nàng tiên đang ngủ quên trong rừng. Chỉ có hoạt động khai thác quặng của người địa phương là “rộn ràng”, kể cả dùng thuốc nổ. Du lịch Cao Bằng cần sớm đánh thức nàng tiên ngủ quyên này trước khi nàng bị hôn mê sâu không còn dậy được nữa.
Theo ông Bế Xuân Tiến, Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình nói chung và Phia Oắc - Phia Đén nói riêng có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, du lịch sinh thái, khoáng sản dồi dào phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch vùng Phia Oắc - Phia Đén của các nhà khoa học Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam có ý nghĩa rất thiết thực đối với địa phương.
Kỳ 4: Đề xuất Phia Oắc- Phia Đén trở thành vườn quốc gia
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.