Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Đắk Lắk: Giống cây trồng kém chất lượng bày bán tràn lan
(17:13:26 PM 13/09/2011)
Giống cây trồng kém chất lượng bày bán tràn lan ở Đắk Lắk -Ảnh minh họa
Loạn giống cây trồng mang “thương hiệu Ea Kmat”
Tây Nguyên đang bước vào cao điểm của mùa mưa, mùa xuống giống các loại cây trồng lâu năm, cây rừng.... Trong số các vùng trọng điểm về sản xuất giống cây trồng, xã Hòa Thắng là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại giống cây trồng nhất của khu vực Tây Nguyên. Các cơ sở kinh doanh giống cây trồng ở Hòa Thắng không chỉ cung cấp cây giống cho nông dân tỉnh Đắk Lắk mà còn phục vụ nhu cầu trồng trọt cho toàn vùng Tây Nguyên.
Điều đặc biệt ở Hòa Thắng là hầu hết các cơ sở kinh doanh giống cây trồng đều sử dụng chiêu "dụ" khách khi treo biển mang “thương hiệu” Ea KMát, kèm theo tên chủ hộ kinh doanh hoặc tên doanh nghiệp. Nguyên do là, các loại cây giống do Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp (KHKTNLN) Tây Nguyên (trước đây có tên cũ là Viện Cà phê Ea KMát) sản xuất có chất lượng tốt, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật nên được nông dân trong và ngoài tỉnh tin dùng. Vì vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đã sử dụng thương hiệu này để “câu” khách. Mỗi khi bước chân vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, người mua đều bị các chủ cơ sở này thuyết phục mua cây giống, thậm chí họ còn khẳng định rằng giống cây của họ còn tốt hơn của Viện KHKTNLN Tây Nguyên.
Kỹ sư Đỗ Trọng Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Nông lâm nghiệp Ea KMát (Cty Ea KMát) cho biết: hiện loại cây giống được doanh nghiệp sản xuất nhiều nhất là cà phê, ngoài ra còn có một số loại giống khác như hồ tiêu, ca cao, cây ăn trái, các giống cây phục vụ trồng rừng… Tuy nhiên, hiện sản phẩm chính là cây cà phê giống thì công ty cũng mới chỉ đáp ứng đước khoảng 50% nhu cầu của thị trường, số còn lại là do các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cung cấp. Và để tạo lòng tin cho khách hàng, các cơ sở này thường quảng cáo rằng, hạt giống và chồi ghép của họ được mua của Cty Ea KMát, nhưng thực chất là do họ tự làm hoặc mua trôi nổi trên thị trường
Thiệt hại khó lường từ giống kém chất lượng
Trước thực trạng các cơ sở sản xuất giống “trăm hoa đua nở" ở khu vực xã Hòa Thắng, mới đây thành phố Buôn Ma Thuột đã lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc sản xuất kinh doanh cây giống ở đây. Kết quả là: toàn bộ 15 cơ sở được kiểm tra ngẫu nhiên đều không đủ các điêu kiện, tiêu chuẩn về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Các lỗi vi phạm phổ biến của các cơ sở này là: không có vườn giống đầu dòng, không có vườn chồi được công nhận; không có cán bộ kỹ thuật; sản xuất, kinh doanh các loại giống cây trồng không có trong danh mục và chưa được phép lưu hành… Đoàn kiểm tra đã thực hiện lập biên bản xử phạt với tổng số tiền 73,65 triệu đồng, trong đó mức phạt thấp nhất là 800.000 đồng, cao nhất là 17,25 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Bằng, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành, không chỉ 15 cơ sở được kiểm tra không đủ tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh giống cây trồng mà có thể khẳng định hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng ở Hòa Thắng không đủ tiêu chuẩn hoạt động trong lĩnh vực này. Điều này có nghĩa là toàn bộ cây giống của hơn 300 các cơ sở, doanh nghiệp ở Hòa Thắng đều là giống kém chất lượng. Cũng theo ông Bằng, dù một số cơ sở có công bố chất lượng trên bao bì, nhưng đó cũng chỉ là “làm cho oai”, vì chất lượng cây giống do họ công bố chưa được một cơ quan chức năng nào kiểm định. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp quảng bá rầm rộ rằng giống của họ là tốt nhất nhưng thực chất không hề có vườn giống đầu dòng. Điển hình như giống Bơ Trịnh Mười đang được chào bán với giá cao ngất ngưởng, nhưng họ không có vườn chồi ghép được công nhận, hạt thì được thu mua trôi nổi ngoài thị trường. Ông Bằng cho biết thêm, theo nguyên tắc, sau khi kiểm tra nếu phát hiện cây giống không đảm bảo tiêu chuẩn thì phải tiêu hủy. Tuy nhiên, trong các đợt kiểm tra, việc này vẫn chưa thể thực hiện được vì nhiều lý do.
Ông Nguyễn Minh Tặng, Phó Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT lo ngại việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phát triển theo kiểu tự phát rồi sản xuất và bán tràn lan các loại cây giống kém chất lượng sẽ gây ra những thiệt hại lớn và khó lường về lâu dài cho những người nông dân mua giống của họ. Theo tính toán, mỗi ha cà phê từ khi trồng đến lúc thu hoạch bói (3 năm), người trồng phải đầu tư hơn 100 triệu đồng. Nếu mua phải giống kém chất lượng phải ít nhất 5 năm mới xác định được nên thiệt hại sẽ rất lớn.
Trong khi đó, hầu hết việc mua bán cây giống vẫn thực hiện theo hình thức “tiền trao cháo múc”, không hề có hóa đơn chứng từ, nên khi bị thiệt hại người dân không thể đòi bồi thường. Qua công tác kiểm tra cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Chẳng hạn việc cấp giấy phép kinh doanh là thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong khi việc kiểm tra xử lý lại thuộc thẩm quyền ngành nông nghiệp. Vì vậy dù phát hiện sai phạm nghiệm trọng nhưng Sở Nông nghiệp và PTNT lại không có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh. Mặt khác, do lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lớn trong khi mức xử phạt lại quá nhẹ nên không đủ sức răn đe nên các cơ sở vẫn “đua nhau” vi phạm.
Nhằm hạn chế tình trạng sản xuất cây giống kém chất lượng trên địa bàn tỉnh, Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk đã đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk chấn chỉnh việc cấp giấy phép kinh doanh cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng theo yêu cầu của Pháp lệnh Giống cây trồng; thường xuyên tổ chức, kiểm tra để chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực này. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo nông dân nên cẩn trọng để lựa chọn các cơ sở, doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện về sản xuất kinh doanh giống cây trồng để mua được cây giống đảm bảo chất lượng.
Việt Dũng/TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
- Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.