Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Đà Lạt: Phượng tím quý hiếm bị đào trộm
(13:05:28 PM 01/05/2013)Nguồn gốc phượng tím Đà Lạt là do cố kỹ sư canh nông Lương Văn Sáu (sinh năm 1942) mang từ Pháp về. Cụ thể, vào năm 1965, được một người bạn Châu Phi (ông Sáu tốt nghiệp Trường Canh nông Versailles ở Pháp) gửi tặng 3 cây phượng tím con, ông đã mang nó về trồng ở Đà Lạt hai cây và một cây trồng ở Biên Hòa (Đồng Nai). Mặc dù được chăm sóc chu đáo nhưng cuối cùng chỉ có mỗi một cây được trồng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, lối vào chợ Đà Lạt, là còn sống (cho đến tận nay).
Đây là cây phượng tím duy nhất ở Việt Nam suốt mấy chục năm, từ 1965 đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước – khi giống cây này bắt đầu được “nhân bản” (kỹ thuật in vitro) đại trà và được mang trồng khắp Đà Lạt. Trong vài năm gần đây, người dân ở một số tỉnh khác có mang giống phượng tím Đà Lạt về địa phương mình trồng, nhưng kết quả hầu hết những cây giống ấy chỉ có lá nhưng không nở hoa. Do vậy, phượng tím cho đến lúc này gần như là giống hoa độc quyền của xứ sở hoa Đà Lạt. Hơn thế, qua thời gian, phượng tím đã trở thành “linh hồn” của xứ sở sương mù Đà Lạt.
Hàng phượng tím trên đường Hồ Tùng Mậu, lối từ đèo Prenn vào TP.Đà Lạt. |
Chỉ một đêm, cả chục cây phượng “không cánh mà bay”
Vài tháng qua, nhiều hộ dân và kể cả các cơ quan, ban ngành bỗng trở nên lo lắng, bởi trên địa bàn TP.Đà Lạt đã xuất hiện nạn đào trộm gốc phượng tím cổ thụ (từ mười năm trở lên)... mang đi đâu không rõ(!). Không ít chủ nhân những gốc phượng tím có tuổi từ mười năm trở lên trong vườn được một số người đặt vấn đề mua bán (bứng nguyên cả rễ), với giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Rải rác đã có những vụ trộm gốc phượng cổ thụ xảy ra trên địa bàn TP.Đà Lạt. Một cơ quan trên đường Quang Trung chỉ sau một đêm có đến cả chục cây phượng tím “không cánh mà bay”. Nghiêm trọng hơn, cách nay chưa lâu, một vụ “trộm” phượng tím hy hữu đã xảy ra tại khuôn viên Trung tâm Vui chơi giải trí Đà Lạt (số 11, Trần Quốc Toản).
Buổi chiều, Thanh tra Cty dịch vụ đô thị Đà Lạt lập biên bản đối với ông Nguyễn Quang Hưng (Trưởng ban đại diện điều phối Trung tâm) về việc bứng 6 gốc phượng tím ngay trong khuôn viên của trung tâm; thì sáng hôm sau, lực lượng chức năng lại bắt quả tang chiếc xe chở những gốc phượng tím này đi tiêu thụ (trị giá khoảng 120 triệu đồng, nhằm lấy tiền trang trải tiền điện nước như lời giải thích của ông Hưng sau đó).
Chỉ tính những cây phượng tím “đời đầu” (những cây phượng tím con đầu tiên được nhân giống đại trà vào những năm đầu 90) thì tuổi thọ của chúng hiện nay cũng đã lên trên dưới 20 năm. “Những gốc phượng trên 30cm này phải có giá hơn 30 triệu đồng/gốc!” – một người “sành” “mặt hàng” phượng tím ở Đà Lạt nói.
Phượng tím lâu nay trở thành “linh hồn” của xứ sở sương mù Đà Lạt, vì vậy đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng đào trộm như hiện nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.