Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ tư, 27/11/2024, 20:42:42 PM (GMT+7)
Cụ ông 75 tuổi giữ 5 cây thị 700 năm tuổi
(10:26:38 AM 10/12/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Đã bước sang tuổi 75, nhưng cụ ông Lê Minh Thưởng đã và đang giữ 5 cây thị cổ của dòng họ Lê (xóm 2, Nghi Thịnh, Nghi Lộc, Nghệ An) hơn 700 năm tuổi vừa được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Vui, phấn khởi, tự hào nhưng xen lẫn vào đó là một nỗi buồn không biết tỏ cùng ai.
>> Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 >> 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" >> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc >> Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Cây thị hơn 700 năm tuổi ở trong vườn của ông Thưởng
Của “gia bảo” để lại cho đời
Hỏi nhà ông Lê Minh Thưởng ai cũng biết, bởi ông quá nổi tiếng với thứ tài sản độc nhất vô nhị và cả cái tính “gàn” trong mắt người đời. Tài sản quý của ông là 5 cây thị cổ mà theo Dư địa chí Nghệ An là 598 tuổi, còn Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thì khẳng định nó đã 670 tuổi đời. Còn người đời bảo ông “gàn” bởi ông quyết tâm giữ lại 5 cây thị này lại cho con cháu mà vui vẻ khước từ lời đề nghị trả giá 1,5 tỉ đồng cho mỗi cây từ một “đại gia”.
Một núi tiền chứ chẳng ít, thế mà ông già họ Lê này lắc đầu một cái nhẹ tênh sau khi “hét giá” thật cao để khách mua nản lòng. “Thấy chú tha thiết thế tôi cũng nói thật. 5 cây thị này là đồ gia bảo tổ tiên để lại cho tôi. Tôi phải để lại cho con cháu đời sau nữa. Chú có trả giá cao đến mấy tôi cũng không bán”. Người khách nghe lời gan ruột của ông cũng gật đầu: “Bác nói phải, nó quý lắm. 5 cây này chở về đến Quảng Ninh chỉ cần sống 1 cây là tôi lãi lớn rồi nhưng phải để lại cho con cháu bác ạ. Bác đừng bán cho ai”.
5 cây thị cổ có tuổi đời ngót 700 năm tuổi quây quần đoàn tụ trong khu vườn rộng 3.000m2 như thể một gia đình. Cây thị ‘bố” cao lớn, vạm vỡ vươn những cành cây to khỏe ra ý muốn che chở cho cây thị mẹ và 3 cây thị con cũng cao lớn không kém. Cây thị lớn nhất có chu vi gốc lên đến 14m được gọi là cây thị “bố”, cây thị “mẹ” bé hơn tý chút, 3 cây thị “con” cây bé nhất cũng có chu vi gốc 6m. Cả 5 cây thị cổ đều mang dáng vẻ hùng vĩ, tự nhiên với thân tròn chi chít những u, cục, hang hốc. Mỗi cây đầy những múi thịt như những đợt sóng xoắn xuýt tạo thành những đường gân lớn được bao phủ bởi một lớp cây dương xỉ, tầm gửi.
Tương truyền, thủy tổ của dòng họ Lê đất Nghi Thịnh là Lê Văn Hoan (quê Thanh Hóa) - một tướng tài của Đức Thái Tổ Lê Lợi. Quý Công Lê Văn Hoan được giao cai quản vùng duyên hải miền Trung. Nhiều lần đi qua vùng đất Nghi Thịnh này, ông hết sức ngạc nhiên khi bao nhiều cây cổ thụ bị cuồng phong đánh bật, gãy gục thì 5 cây thị này vẫn đứng hiên ngang giữa trời đất. Cho rằng đây là vùng đất lành nên ông quyết định đưa con cháu đến lập làng sống quây quần quanh những cây thị này.
Mỗi lần cất quân vào Nam, ra Bắc đánh giặc, Quý Công Lê Văn Hoan đều đứng dưới tán lá um tùm của vườn thị mà cầu bằng an cho binh sỹ của mình. Kết quả, quân của ông luôn giành thắng lợi giòn giã. Hồi đó cách đây gần 7 thế kỷ rồi nhưng mấy gốc thị này đã lớn lắm, nó được “trưng dụng” làm cột giữ voi chiến cho ông thủy tổ nhà họ Lê. Dưới gốc cây thị “bố” đã được ông Lê Văn Hoan dựng đền để ghi nhớ công ơn phù hộ độ trì. Sau những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt nhất, cả làng và cả ngôi đền đều bị phá hủy thế nhưng 5 cây thị cổ vẫn tồn tại như thể không có gì hủy diệt được nó.
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử hoành hành trên nửa đất nước, cây thị này đã trở thành cứu tinh cho người dân nơi đây. Năm nào nó cũng ra quả, mà quả nhiều lắm. Bố ông Thưởng cho người hái quả chia cho dân làng chấm muối vượt qua nạn đói. Những quả thị này cũng trở thành một thứ thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy cho dân làng hiệu nghiệm hơn các loại tân dược khác. Công dụng dược liệu của cây thị cổ này lớn đến như thế nào ông Thưởng cũng không rõ lắm, chỉ biết cách đây 1 năm có một đoàn khoa học đến xin ông mấy bao tải lá, quả và cả thân cây nữa. Họ bảo đem về xét nghiệm xem dược tính của loài cây này.
“Hồi chống Mỹ, khu vực này là nơi đóng quân của Quân khu 4, cái hang chỗ gốc thị “bố” này từng là hầm của Tư lệnh quân khu đấy. Ừ, mà kể cũng lạ, bom đạn dội xuống, bao nhiêu thứ bị phá hủy thế mà 5 gốc thị này không hề phi sơ tý gì”, ông Lê Minh Thưởng cho biết.
Xung quanh mấy gốc thị này cũng có nhiều giai thoại lắm. Những năm 1957-1958, thành lập các HTX, gia đình ông đất đai nhiều nên chia bớt cho dân làng trồng cấy. Một ông cán bộ HTX cứ nằng nặc đòi chặt bỏ vườn thị để lấy đất sản xuất nhưng bố ông Thưởng không đồng ý. Chẳng nói chẳng rằng, ông ta cầm rựa leo tót lên cành tự mình chặt phá. Mới bổ được mấy nhát vào thân cây thì ông ta ngã xuống đất rồi tử vong sau đó. Từ đó chẳng ai dám động vào cây thị quý này nữa.
Ông Lê Minh Thưởng bên gốc thị già nhất vườn
Nỗi niềm ông già giữ cây
Trải qua nhiều biến thiên của cuộc sống và những biến đổi khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng kỳ lạ thay, 5 cây thị cổ của dòng họ Lê này vẫn ngày càng xanh tươi và đẹp đến kỳ vĩ. Và cái mơ ước 5 cây thị quý của dòng họ mình được công nhận là cây di sản của ông Thưởng cũng đã trở thành hiện thực khi 5 cây thị cổ nhà ông được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Ông Thưởng tâm sự: “Phấn khởi, tự hào lắm. Từ nay cây “gia bảo” dòng họ Lê đã được công nhận với những giá trị lớn lao về niên đại, lịch sử và giá trị văn hóa”. Mừng đấy nhưng ông cũng nhiều suy tư lắm. 5 cây thị cổ giờ không còn là tài sản riêng của dòng tộc họ Lê nữa, nó đã trở thành tài sản quốc gia rồi nhưng chưa thấy “trên” ý kiến gì đến việc chăm sóc, bảo vệ cây quý này.
Cuối tháng 8/2011, ông nhận được thông báo của Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam rằng việc làm lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản do địa phương, cơ sở có cây di sản tổ chức theo phương thức xã hội hóa. Ông đi hỏi địa phương thì họ bảo chưa có tiền lệ nên chưa biết giải quyết thế nào.
“Việc đón bằng công nhận nếu trên dưới chục triệu thì gia đình tôi cũng cố lo được nhưng đã tổ chức thì phải mời khách khứa đến, không lẽ mời họ uống nước chè rồi về. Nói không phải khoe chứ 5 cây thị cổ nhà tôi mỗi năm cũng “kéo” cho mấy địa phương lân cận mấy chục đoàn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Thế mà tôi đến mấy địa phương này đề nghị hỗ trợ thì họ bảo các ông ấy đi vắng. Đợi cả buổi trời chẳng gặp được ai tôi lại lủi thủi đi về. 5 cây thị này được công nhận là Cây Di sản đâu phải chỉ là vinh dự của riêng dòng họ Lê nhà tôi!”, ông Thưởng tư lự.
Ông băn khoăn, khi cây được công nhận là cây di sản rồi ông có phải nộp tiền thuế đất vườn, thuế trồng cây nữa không? Rồi kinh phí bảo vệ, chăm sóc 5 cây thị cổ này như thế nào. Từ trước đến nay ông vẫn tự mình làm hết mọi việc nhưng rồi đây sẽ có thêm nhiều đoàn khách tham quan đến đây, ai sẽ là người phục vụ, hướng dẫn họ. Chỉ riêng chuyện nước nôi phục vụ khách thôi cũng đâu phải ít, không lẽ người ta đến thăm cây lại bắt họ trả tiền nước thuốc?
Khi chưa có câu trả lời của cơ quan chức năng thì ông vẫn cần mẫn sáng sáng ra vườn dọn những quả thị chín rụng đầy các gốc rồi đem chôn để du khách khỏi dẫm phải, thứ nữa là để giữ vệ sinh chung cho khu vườn.
Mặt trời đã gần đến đỉnh đầu, cái nắng cuối hè nơi vùng đất cửa biển này vẫn gay gắt, chói chang. Thế nhưng từ những tán lá xanh mướt, những quả thị chín vàng ươm lúc lỉu thơm ngào ngạt. Lẫn trong những tán lá xanh, trong mùi thơm của thị chín là hàng đàn chim gọi nhau về làm tổ. Cả khu vườn huyên náo tiếng chim chóc. Ông Thưởng bảo đất lành chim đậu, không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên của ông chọn nơi này lập làng. Ra về mà lòng chúng tôi nặng trĩu những băn khoăn của ông già giữ vườn thị cổ.
Đại An - Lam Anh
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.