Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Có 2 cây vấp ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn
(23:04:46 PM 10/02/2016)
Cành lá cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên - Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp hay còn gọi cây vắp - là loại cây được trồng nhiều ở vùng đất Gò Vấp trước đây. Giữa cây Vấp và tên gọi Gò Vấp có mối liên hệ mà nhiều người biết đến.
Cây vấp và địa danh Gò Vấp
Theo nhiều người, Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra. Có thuyết cho rằng nguồn gốc của tên Gò Vấp là do trước đây nơi này là một ngọn đồi trồng cây vấp (cây này còn có tên khác trong tiếng Chăm là Krai, tên tiếng Việt là vấp hoặc vắp, lùn).
Cũng có người nói khu vực Gò Vấp cao hơn so với các vùng khác nên dễ bị vấp té. Gò là vùng gò đất cao, gồ ghề, vấp là dễ vấp té, kết hợp lại ta có tên Gò Vấp. Gò Vấp cũng được số ít gọi là Gò Té (?!)
Các vị trưởng lão, cao niên Gò Vấp cũng không biết cây vấp giờ ở đâu
Dò hỏi các vị cao niên, các bậc trưởng lão của Gò Vấp, thì đều nhận được cái lắc đầu. Các Cụ đều nói trước đây nhiều lắm, giờ đô thị hóa nên không còn nữa.
Lên Internet hỏi “bác” Google cũng chỉ nhận được những thông tin về tên gọi, công dụng chữa bệnh, nguồn gốc và một số hình ảnh. Tuy nhiên không có một địa chỉ cụ thể nào để có thể tìm thấy một cây Vấp đang sống, đang xanh tốt.
Chắc là tắc - chắc gặp đường cùng rồi!
Một thời gian sau, đi họp chung một chú khá lớn tuổi, mình trao đổi về mong muốn đi tìm cây vấp xem nó như thế nào. Gò Vấp mình liệu có thể tìm thấy cây vấp nào không?
Chú nói: “Gò Vấp thì hổng còn cây nào đâu con. Chú nghe nói trong Sở Thú còn vài cây. Con thử vào trỏng tìm xem sao”.
Euréka - Thấy rồi!
Một sáng thứ bảy - cách Tết nguyên đán Bính Thân đúng 2 tuần, người viết quyết định cầm theo máy chụp hình và thẳng tiến vào Sở Thú. Đi cùng là bà xã, vừa có bạn đồng hành, vừa tranh thủ chụp cho “người mẫu nhà” một số hình ảnh.
Sở Thú bình thường thấy cũng không rộng lớn lắm, nhưng khi vào để tìm một cái cây cụ thể thì thấy thật mênh mông. Quá nhiều cây xanh rất cao, rất to. Cả một thảm thực vật xanh mướt. Dù cây nào cũng có đánh số và ghi bảng tên, nhưng để tìm ra cây Vấp thì không phải đơn giản.
Người viết đã hỏi thăm đến mười mấy người, từ chị soát vé, anh chăm sóc cây, chị đang tỉa cành, cho đến các anh bảo vệ và cả một số anh chị làm công tác quản lý. Nhiều anh chị không biết loài cây này. Một vài anh chị biết nhưng không thể nhớ được vị trí của cây.
Khi nghĩ rằng khó có thể tìm thấy cây vấp trong cả mấy ngàn cây của Thảo Cầm Viên, thì thật may mắn khi gặp được anh quản lý thảm thực vật.
Lật cuốn sổ lý lịch cây, anh cho biết Thảo Cầm Viên chỉ còn 2 cây vấp và vị trí chính xác của 2 cây vấp này. Cây thứ nhất thân khá cao, số hiệu đã mờ, bảng tên là cây vấp (Mesua Ferrea).
Gò Vấp sẽ có lại cây vấp?
Như vậy là sau một thời gian dài tìm kiếm cuối cùng thì người viết đã có thể tận tay ôm một, mà không, tới hai cây vấp còn đang xanh tốt giữa Sài Gòn.
Chỉ tiếc là chưa tìm ra cây vấp nào trên đất Gò Vấp.
Theo anh quản lý sổ lý lịch cây Thảo Cầm Viên thì hiện nơi đây đang ươm giống cây vấp để bảo tồn loài cây này.
Và theo thông tin mà người viết nắm được, thì một số cơ quan, đơn vị ở quận Gò Vấp cũng đã lên kế hoạch tìm và trồng loại cây này trên vùng đất Gò Vấp.
Hy vọng là trong thời gian không xa sẽ thấy những hàng vấp xanh tốt trên các con đường của quận Gò Vấp.
Gốc cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên - Ảnh: SƠN TRẦN
Thân cây vấp 1 trong Thảo Cầm Viên - Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 1 cao sừng sững, oai vệ trong Thảo Cầm Viên - Ảnh: SƠN TRẦN
Cây thứ hai không cao lắm, gốc cổ thụ, khá già nua, phải cần ba cây sắt phụ chống đỡ “tấm thân già”, số hiệu 1190, bảng tên là vấp nhiều hoa (Mesua Floribunda). Ảnh: SƠN TRẦN
Cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên đã già yếu lắm rồi, phải dùng trụ sắt chống - Ảnh: SƠN TRẦN
Gốc cây vấp 2 trong Thảo Cầm Viên xem ra đã và đang chống chỏi với thời gian - Ảnh: SƠN TRẦN
Mồng 3 Tết Bính Thân
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.