Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Cỏ "siêu ngọt" ở Hà Nội
(09:20:15 AM 05/04/2012)Suốt gần 10 năm không phải mua đường, chất ngọt phục vụ cho người già trong nhà khi uống trà, ăn chè... đều nhờ vào loại cây mang tên cỏ ngọt hay còn gọi cỏ mật. Đó là chuyện có thật của một gia đình ở Hà Nội đang dần chuyển sang đường "không lo", an toàn cho sức khỏe.
Khởi đầu chỉ từ 2, 3 cây giống những năm 1988, ông Long (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam trồng cây cỏ ngọt tại nhà. Có 2, 3 cây con, kì công chăm sóc nuôi lớn bằng việc chọn loại đất thích hợp, tưới lượng nước được theo dõi sát sao, những cây con lớn dần. Chưa dám thử ngay thành quả, lại tiếp tục tự cắt cây dâm cành.
Đến nay, hơn 10 năm gia đình ông không phải mua đường mía. Trong nhà ông lúc nào cũng có túi cỏ ngọt khô lớn dùng dần, chậu cây cỏ ngọt xanh tốt và hàng chục cây con đang được ươm mầm trên tận tầng 5 của gia đình.
Loại cỏ ngọt gấp 300 lần cây mía. (Ảnh: HD) |
Ông chia sẻ: cây cỏ ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, ưa khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, thích ẩm nhưng lại không sống được được với môi trường ứ nước và nắng gắt, nó đòi hỏi người trồng phải có kĩ thuật. Nhưng đổi lại, tác dụng của nó thì rất lớn, rất có lợi cho sức khỏe con người.
Là cây thuộc họ cúc, những cây cỏ ngọt của gia đình ông Long không quá 2 gang tay người. Nhưng chiếc lá mềm non xanh mướt, lớp lông ngoài mỏng trông rất mong manh. Nhưng bứt một chiếc lá thử vị loại cây được so sánh với mật, vị ngọt đậm mát lịm tan vào trong lưỡi, ngấm xuống cổ, dễ ăn mà không có bất cứ vị hăng hay mùi khó chịu.
Ông Long cho biết: Nhờ trồng cây cỏ ngọt, gần 10 năm nay, người già trong nhà không cần dùng đến đường mía. Trong nhà lúc nào cũng có cỏ ngọt khô tiện sử dụng cho các mục đích khác nhau. Với vị ngọt gấp khoảng 300 lần so với đường thông thường nên rất nhiều các loại nước uống như trà, chè, nước giải khát chỉ cần cho 2, 3 cộng cỏ ngọt là đủ. Lựa vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa, cắt thân cây về phơi khô thì thời điểm đó là lượng đường cao nhất, cắt đi, cây lại tiếp tục đâm chồi, nảy lộc ra đợt lá khác.
Nói là đường "không lo" vì đặc tính quan trọng của các glucozit trong loại cỏ này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Khối lượng thân, lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa, nghĩa là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ.
Ông Long đã 10 năm không cần dùng đường nhờ cây cỏ lạ. (Ảnh: HD) |
Theo các chuyên gia nông nghiệp, cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã phát triển việc dùng loại cây này trong đời sống. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát. Đến những năm 70, cỏ ngọt đã bắt đầu được dùng rộng rãi ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, từ năm 1988, cỏ ngọt đã được nhập và trồng thí điêm ở một số vùng vùng như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng... với diện tích trồng cây cỏ ngọt mới đạt 100ha, được trồng tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Lâm Đồng... Đây được xem là loại cỏ siêu ngọt có lợi nhuận kinh tế cao.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.