»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:03:46 AM (GMT+7)

Chặt trụi rừng tái sinh ở A Lưới Tin mới nhất

(11:03:50 AM 22/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Gần 100ha rừng trồng tái sinh ở huyện A Lưới đã bị người dân tự ý chặt trụi để lấy gỗ và làm rẫy trước sự bất lực của cơ quan chức năng. Nghiêm trọng hơn, việc phá rừng đã làm nguồn nước sinh hoạt của hàng trăm hộ dân bị ô nhiễm trầm trọng.

Chỉ bắt giữ được... trâu
 


Một trong những điểm nóng của nạn phá rừng hiện nay ở huyện A Lưới là tiểu khu rừng 321 (nơi giáp ranh giữa xã Hương Nguyên và xã Hồng Tiến). Con đường đất đỏ nối từ QL49A lên Tiểu khu 321 nhiều tháng nay bị cày nát bởi những xe chở gỗ đi lại nhiều ngày. Và đúng như mô tả ban đầu của nguồn tin, hơn một giờ đi bộ theo đường mòn xuyên rừng, điều mà chúng tôi chứng kiến là cả tiểu khu rừng phòng hộ 321 rộng lớn bây giờ chỉ còn là những đám đất trống trơ trọi.

 

Rừng[-]tại[-]xã[-]Hương[-]Nguyên[-]bị[-]dân[-]chặt[-]phá[-]trái[-]phép[-]để[-]lấy[-]củi[-]và[-]làm[-]rẫy.[-]Ảnh:[-]H.V.M
Rừng tại xã Hương Nguyên bị dân chặt phá trái phép để lấy củi và làm rẫy. Ảnh: H.V.M
Rừng[-]tại[-]xã[-]Hương[-]Nguyên[-]bị[-]người[-]dân[-]chặt[-]phá[-]trái[-]phép.[-][-][-][-][-]Ảnh:[-]H.V.M
Rừng tại xã Hương Nguyên bị người dân chặt phá trái phép. Ảnh: H.V.M

 

Gỗ lớn đã được chuyển đi hết từ trước đó. Dấu vết của rừng còn lại chỉ là những gốc cây cháy trụi và những bãi gỗ nhỏ được chặt bó, tập kết chờ chở đi hai bên suối. Ông Tiến - một người dân địa phương - vừa gom gỗ vừa kể: “Gỗ to, gỗ quý giá ở đây đã bị người khác mang đi hết từ trước rồi. Chúng tôi chỉ lên lấy gỗ của người khác chặt, đốt phá về bán củi cho các lò gạch. Mỗi mét khối chỉ được 500.000 – 800.000 đồng. Nếu chăm chỉ thì mỗi ngày một người cũng kiếm được 150.000 – 200.000 đồng”. Theo ông Tiến, các khu rừng này bị hạ sát đã có chủ, nên của người nào thì người đó thu gom gỗ, không ai được xâm phạm của ai.



Theo ông Hồ Xuân Kho - Chủ tịch UBND xã Hương Nguyên - thì: “Tình trạng người dân chặt, đốt phá rừng tại tiểu khu 321 đã diễn ra từ cuối năm 2010 đến nay, khi xã có chủ trương xin chuyển đổi giao rừng cho người dân thôn Ta Rá quản lý. Đến nay, số diện tích rừng bị đốt phá đã hơn 30ha. Gỗ được mang đi bán, còn một số người đã đem cây tràm, keo lên trồng vào diện tích rừng bị đốt phá.



Xã huy động lực lượng 2 lần kiểm tra, xử lý nhưng chỉ bắt giữ vài ba con trâu vận chuyển gỗ. Việc tịch thu gỗ và xử phạt người vi phạm là không thể vì nằm ngoài quyền hạn của xã. Những người khai thác gỗ, đốt phá rừng trái phép là ở nơi khác đến. Kiểm lâm, công an cũng đã ngăn chặn, đuổi các đối tượng khai thác rừng trái phép, nhưng họ lén lút quay trở lại. Xã cũng đã làm việc với UBND xã Hồng Tiến để nhờ họ can thiệp, tuyên truyền cho người dân xã này không khai thác rừng nữa, nhưng chẳng có kết quả gì”.



Không chỉ mỗi 321



Theo điều tra của PV , tình trạng phá rừng lấy gỗ, làm nương rẫy còn diễn ra ở nhiều địa phương khác của huyện A Lưới. Nửa năm trở lại đây, khi có tuyến đường tuần tra biên giới kết hợp với dân sinh được mở, người dân đua nhau vào khu đồi A Bia ở xã Hồng Bắc để chặt cây rừng, vừa thu gỗ đi bán, vừa lấy đất làm rẫy. Đồi A Bia là một di tích lịch sử quan trọng của tỉnh trong kháng chiến chống Mỹ. Nhiều khoảng rừng hai bên tuyến đường du lịch lên đồi A Bia bị thiêu rụi, nhiều người dân đang hì hục tra hạt lúa, hạt ngô.



Theo thống kê của UBND xã Hồng Bắc, hiện đã có hơn 20ha rừng bị chặt phá. Từ đầu năm đến nay, xã đã lập biên bản, xử phạt 95 trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, người dân không nộp phạt vì... không có tiền. Cán bộ xã đã nhiều lần tuyên truyền, nhưng trình độ của bà con còn hạn chế và vì công cuộc mưu sinh nên người dân vẫn liều lĩnh khai thác rừng trái phép. Một số đối tượng còn kéo đến nhà hành hung, lăng mạ cán bộ bảo vệ rừng.



Tương tự là ở xã Nhâm, rừng ở các tiểu khu 295 và 296 cũng bị đốt phá tràn lan để làm rẫy với diện tích gần 30ha. Và cũng giống như các địa phương khác, chính quyền địa phương xã Nhâm cho biết: Đa số người khai thác rừng trái phép là người dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế còn khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế, nên xã đã làm đủ mọi cách từ  tuyên truyền (nhưng dân không thèm nghe); xử phạt (nhưng dân trây lỳ không nộp với lý do... không có tiền)... nên mọi việc đâu lại vào đấy.       

 

Ông Hồ Xuân Kho - Chủ tịch UBND xã Hương Nguyên - cho biết: Hai con suối A Pan, A Bá bắt nguồn từ Tiểu khu rừng 321 của xã là nguồn nước sinh hoạt chính của 274 hộ dân với gần 1.300 người của xã. Nhưng hiện nay, việc phá rừng đã dẫn đến việc nguồn nước đã bị ô nhiễm trầm trọng. Nhiều người không dám dùng nước này nữa vì phát hiện có đỉa và nhiều côn trùng khác sinh sống. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới cũng về kiểm tra và khẳng định nguồn nước bị ô nhiễm nặng, không sử dụng được”.

 

Hoàng Văn Minh (Lao Động)

 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chặt trụi rừng tái sinh ở A Lưới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI