Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
"Cây Di sản" 200 tuổi
(13:54:40 PM 15/03/2012)Chứng tích lịch sử
Các cụ bô lão trong làng vẫn truyền miệng nhau: “Sinh ra đã thấy nó sừng sững đứng ở đầu làng rồi”. Các cụ cho rằng cây gạo có khoảng trên 200 năm tuổi, bởi khi xưa cụ Trịnh Xuân Dao là người già nhất làng, cụ mất là vào năm 1966, lúc đó cụ thọ 102 tuổi. Thế nhưng khi được hỏi về cây gạo, cụ cũng bảo lớn lên cụ đã thấy trước đình làng cây gạo to cao hiên ngang vươn cành tỏa bóng cả một góc đường.
Người làng Hổ Đàm cho rằng cây gạo mọc ở đầu làng là tượng trưng của đầu con hổ, biểu hiện cho sức mạnh quật cường trong chiến đấu và trong lao động của người dân nơi đây. Bởi thế trải qua bao sóng gió, bao lần giặc ngoại xâm hoành hành, người dân Hổ Đàm vẫn anh dũng bất khuất.
Được biết, trước đây, nơi cây gạo mọc lên là một cái đình làng, về sau vào khoảng những năm 1967, 1968 do thiên tai và chiến tranh tàn phá, đình làng không còn nữa nhưng cây gạo vẫn còn đó, vẫn vươn cành, ra hoa mỗi độ tháng 3 về, thấy rõ sức sống mãnh liệt vô cùng.
Thân cây gạo to đến mấy người ôm, thời gian đã tạo nên những u bướu xù xì, lồi lõm như mắt quỷ từ phần rễ cho đến giữa thân cây, cành lá ngang tàng vươn lên và phủ xanh cả một vùng trời như một thiên sứ. Cây gạo xù xì chịu bao mưa gió, bao đạn bom mà vẫn sống hiên ngang giữa trời, nó hiên ngang sống như chính những con người làng Hổ Đàm luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Các cụ già trong làng kể lại, thời chiến, cây gạo là nơi gắn cái chòi phát thanh trên đó, hễ có hội họp, đình đám là các thôn trưởng bắc loa lên cái chòi đó để kêu gọi bà con. Cụ Trịnh Xuân Trinh, người từng tham gia các trận đánh Pháp, Mỹ bên gốc cây gạo nhớ lại: "Ngày xưa làng này không có nhiều cây cổ thụ, chỉ duy có cây gạo này lại mọc ngay ở đầu làng trong một cái Đình nên rất thuận lợi cho việc hội họp bàn việc đánh giặc. Mỗi lần chuẩn bị có trận đánh lớn chúng tôi lại leo lên cây để quan sát tình hình phía địch để còn biết mà hành động. Những lần máy bay địch thả bom, dội pháo sáng là dân làng lại núp dưới gốc cây này…”.
Trải qua bao nhiêu thời gian, cây gạo chứng kiến bấy nhiêu những bình yên của xóm làng, những đêm trăng rằm gió mát là nơi hẹn hò của những đôi trai gái trong làng, cũng là nơi người dân tìm đến sau những mệt nhọc đồng áng, rồi cả những chết chóc tang thương, những trận bom càn quét, những lần đốt phá của giặc ngoại xâm. Không những thế, đình làng thời chiến còn là địa điểm tập kết của thương binh, đặc biệt vào những năm 1953, 1954.
Cụ Nguyễn Đình Yên (85 tuổi) ngước nhìn lên cây gạo mà rưng rưng nhớ lại quá khứ một thời đạn bom: “Ngày đó, nhiều đôi trai gái trong làng cưới nhau ngay ở dưới gốc cây gạo này, nhiều cặp vợ chồng bộ đội cũng được se duyên ngay tại đây. Cây gạo này chứng kiến không biết bao nhiêu buồn vui, bao nhiêu nước mắt của dân làng. Con cháu, hết lớp người này ra đi đến lớp người khác vậy mà trải qua những thăng trầm lịch sử, trải qua hai cuộc kháng chiến ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nó vẫn cứ sừng sững còn đó cho đến bây giờ đấy”.
Vinh danh Cây Di sản Việt Nam
Qua nghiên cứu và khảo sát cho thấy cây gạo có chiều cao khoảng 40 đến 45m, chu vi thân cây tại độ cao cách mặt đất 1,3m là 7m, tính ra đường kính 2,1m và có độ tuổi trên 200 năm.
Ông Trịnh Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Thiệu Lý, cho biết: “Ngày 8/2/2012, khi có thông tin chính thức cây gạo được Hội đồng Di sản Việt Nam (VACNE) công nhận là Di sản văn hóa Việt Nam, cán bộ, nhân dân địa phương vô cùng phấn khởi. Đây là cây cổ thụ không những có giá trị về mặt sinh thái, cảnh quan mà còn có giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học và về nguồn gen quý hiếm. Hiện nay, chính quyền địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lễ vinh danh, đón bằng công nhận và gắn biển cây Di sản văn hóa Việt Nam cho cây gạo trên 200 năm tuổi này vào trung tuần tháng 4/2012”.
Cây gạo giờ đây như một báu vật của dân làng Hổ Đàm. Họ tâm niệm rằng cây gạo sẽ mang đến những ấm no, bình yên cho dân. “Ngay sau khi hay tin cây gạo được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đưa vào danh sách Cây Di sản Việt Nam, nhân dân địa phương đã rất hăng hái tham gia bảo vệ, gìn giữ xem như một tài sản quý giá nhất của dân làng”, ông Lê Bá Hùng, Phó Chủ tịch xã chia sẻ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.