Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Cây ‘quái dị’ ở Việt Nam
(00:28:20 AM 17/02/2012)Dưới đây là một số loài cây tiêu biểu:
Cây có thể “săn mồi” được không? Câu trả lời là: có. Đó chính là trường hợp của cây nắp ấm, loài cây xuất hiện ở vùng đầm lầy các tỉnh miền Trung Việt Nam. Loài cây này có những chiếc lá rất đặc biệt với phần cuối phình to thành một “cái bình” có nắp đậy. Mép bình có thể tiết mùi thơm nhằm thu hút các loài sâu bọ. Khi những con mồi rơi vào trong bình, chúng khó có thoát ra ngoài do bên trong thành bình có rất nhiều lông tuyến tiết chất dịch trơn tuột. Chúng sẽ ngập trong chất dịch ở đáy bình và bị tiêu hoá. |
Một loài cây săn mồi nhỏ bé những rất “đáng gờm” khác ở Việt nam là cây bắt ruồi, còn gọi là cây bèo đất. Cây chỉ cao vài cm với các lá mọc ở sát gốc thành hình hoa thị, trên mặt lá có những lông tuyến rất nhạy cảm có thể cụp lại khi ruồi, kiến... đậu vào. Con vật bị trói chặt và bị tiêu hoá hết phần mềm do chất dịch ở lông tuyến tiết ra có tác dụng như men tiêu hoá ở dạ dày động vật. Sau đó các lông tuyến duỗi ra và trên mặt lá chỉ còn lại chiếc vỏ của xác con vật xấu số. Ảnh: nikon.vn. |
Trái ngược với 2 loài cây trên, cây bí kỳ nam (kỳ nam kiến) lại “bắt tay” với côn trùng để có lợi trong việc tồn tại. Cây thường sống bám trên các cây thân gỗ lớn, có thân phình thành củ lớn, mặt ngoài sần sùi, phía bên trong là một tổ kiến theo đúng nghĩa đen với những đường hầm chằng chịt chứa đầy kiến. Quan hệ cộng sinh của cây và kiến thể hiện ở chỗ, cây cung cấp một “pháo đài” trú ẩn và nước cho kiến, trong khi kiến tha mùn và thải phân làm nguồn nuôi dương cây. Cây bì kì nam chỉ có ở miền Nam và là đặc sản của các tỉnh Tây Nguyên. |
Bên cạnh “săn mồi”, “bóp cổ” cũng là một hiện tượng rất thú vị trong giới thực vật. Đây là sự xâm lấn của một loài cây lên một loài cây khác, mà “thủ phạm” nổi tiếng nhất là cây đa. Hiện tượng này khởi nguồn từ việc chim chóc khi ăn quả của cây này vô tình nhả hạt vào hốc của những cây khác. Nhờ chất mùn và độ ẩm, hạt nảy mầm và mọc thành cây, lớn dần, đâm rễ phụ xuống phía dưới. Các rễ phụ này phát triển mạnh và dài ra cho đến khi chạm đất thì chúng cắm chắc và, tạo thành một tấm lưới dầy đặc bao quanh thân cây chủ. Chúng cứ xiết chặt, xiết chặt dần khiến cuối cùng cây chủ bị chết vì các mạch dẫn bên trong bị tắc nghẽn, không thể dẫn truyền được nước và muối khoáng lên cho bộ lá để quang hợp. Có thể tìm một vài cây “đa bóp cổ” như vậy ngay tại thủ đô Hà Nội. Ảnh: phuot.net. |
“Sinh con” là hiện tượng độc đáo của một số loài cây sống ở rừng ngập mặn ven biển như đước, vẹt nhằm đối phó với việc hạt bị nước triều cuốn trôi đi. Hạt của những loài cây này thường nảy mầm ngay trên cây mẹ thành một bộ phận gọi là “trụ mầm” nối liền với quả. Trụ mầm có cấu tạo như một cây con, gồm thân và chồi lá, chưa có rễ, nhận các chất dinh dưỡng từ cây mẹ chuyển vào. Sau khoảng 2-3 tháng, khi đã đủ “cứng cáp”, trụ mầm sẽ rời khỏi cây mẹ, cắm xuống bùn, ra rễ và bắt đầu cuộc sống độc lập. |
Trong thế giới cây cối cũng có rất nhiều chuyện ngược đời. Thông thường, rễ cây phải cắm xuống đất, nhưng cây bụt mọc là một trường hợp ngoại lệ với những chiếc rễ dựng thẳng lên trời. Điều này giúp cây có thể “thở” được trong điều kiện mặt đất thường xuyên bị ngập nước. |
Một trường hợp “ngược đời” khác của cây cối là hạt lộn ra ngoài quả của cây đào lộn hột (còn gọi là cây điều). Loại quả này có hình dáng khá độc đáo với phần ở bên dưới hơi giống quả đào, nạc và mọng nước, đính ở trên đó là một cái “hột” hình hạt đậu có vỏ cứng, màu sẫm. Nhưng thật ra chiếc “ hột “ này mới chính là quả thật sự, còn cái “quả” hình quả đào kia là do đế hoa phát triển thành. Cây đào lộn hột được trồng nhiều ở miền Nam nước ta để khai thác hột làm thực phẩm. |
Nếu nói rằng có loài cây chỉ có duy nhất 1 chiếc lá, hẳn nhiều người sẽ chẳng tin. Nhưng đó là chuyện có thật, với cây lan cờ (thanh thiên quỳ) là trường hợp điển hình. Đây là một loài lan địa sinh sống lâu năm, cùng họ với những loài lan cảnh khác. Cây chỉ cao độ 10-20cm, có rễ củ gần hình tròn với nhiều ngấn ngang. Một lá mọc thẳng từ củ lên, hình tim, gấp nếp; một cuống dài mang 4-5 hoa nhỏ màu trắng đốm tím hồng cũng mọc từ củ lên, khi lá đã tàn lụi. |
Một loài cây rất quen thuộc với mọi người Việt, nhưng cũng bị đưa vào danh sách “quái dị” là cây lạc. Đó là vì quả của chúng không mọc trên cây mà lại “chui” xuống mặt đất. Ở cây Lạc, một số hoa mọc phía trên thường không cho quả, chỉ những hoa mọc phía dưới, mọc chúc xuống đất mới cho quả. Sau khi thụ tinh, từ bầu nhuỵ của hoa mọc dài ra thành một cuống cắm sâu xuống đất khiến bầu nhuỵ nằm trong đất và phát triển ở trong đó thành “quả”, bên trong chứa 1-3 hạt. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.