Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Cẩn trọng phát triển ồ ạt cây tiêu ở Tây Nguyên
(17:03:16 PM 13/09/2011)
Cây tiêu - Ảnh minh họa
Bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, đồng bào các dân tộc đã phát triển cây tiêu ồ ạt, đưa vào trồng ở những chân đất không thích hợp, những vùng đất trũng; nghiêm trọng hơn, đồng bào còn sử dụng tiêu giống không rõ nguồn gốc...dễ dẫn đến hệ lụy sâu bệnh phát sinh gây hại cho cây tiêu.
Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai, hiện có gần 2.000 ha tiêu bị bệnh, trong đó có 1.100 ha tiêu bị bệnh tuyến trùng rễ, diện tích còn lại bị các bệnh thối cổ rễ, thối thân gốc... Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, hàng trăm ha tiêu của đồng bào cũng đã bị “xóa sổ” do nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm, chủ yếu là do tuyến trùng kết hợp với các loại nấm, rệp sáp hại rễ gây hại.
Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên: mùa mưa năm nay, đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã trồng mới thêm hàng ngàn ha, đưa diện tích tiêu tăng lên trên 20.000 ha, tăng gần 4.500 ha so với năm 2010; trong đó, tỉnh Đắk Nông hiện có diện tích tiêu nhiều nhất với trên 7.150 ha.
Trước đây, tỉnh Đắk Nông chỉ có vài trăm ha tiêu, tập trung ở huyện Đắk R’Lấp, nhưng nay cả 8 huyện, thị xã đều có diện tích cây tiêu (huyện thấp nhất có 300 ha và huyện Đắk R’Lấp có nhiều nhất với 3.400 ha). Để phát triển cây tiêu bền vững, theo kế hoạch từ nay đến năm 2015, Đắk Lắk chỉ mở rộng diện tích cây tiêu trên những chân đất thích hợp với 4.900 ha, nhưng nay đã tăng lên trên 6.000 ha. Ở tỉnh Gia Lai, đồng bào cũng ồ ạt tăng diện tích lên trên 6.000 ha, tập trung ở hai huyện Chư Sê và Chư Pưh.
Các tỉnh Tây Nguyên cần sớm có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu tình trạng phát triển cây tiêu ồ ạt, đồng thời nhanh chóng rà soát, quy hoạch lại đối với từng vùng trồng tiêu để từ đó có chính sách hỗ trợ vốn, khuyến nông, hướng dẫn đồng bào các dân tộc tập trung đầu tư thâm canh, ổn định diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây, tiêu hạt. Các tỉnh Tây Nguyên cũng khuyến khích đồng bào các dân tộc sử dụng các loại cây trụ sống, trụ xây bằng gạch để trồng tiêu nhằm góp phần hạn chế tình trạng phá rừng trái phép lấy gỗ về làm trụ tiêu.
TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.