Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Bình Phước: Phá 575 ha rừng để... chăn nuôi
(10:20:42 AM 10/08/2016)
Từ phản ánh của người dân về việc một doanh nghiệp đang rầm rộ đốn cây, phá rừng tại Nông lâm trường Bù Đốp, sáng 4.8, chúng tôi đã luồn sâu vào khu rừng tại khoảnh 1 và tận mắt chứng kiến tình trạng khai thác gỗ, san ủi đất rừng hết sức khẩn trương.
Đại công trường giữa rừng
Dọc hai bên đường 10 dẫn vào rừng phòng hộ, lán trại của nhóm người khai thác gỗ dựng lên san sát. Nhiều bãi đất trống được hình thành để tập kết những cây gỗ lớn, đường kính nhỏ nhất 0,5 - 0,7 m, dài cả chục mét nằm la liệt hai bên đường.
Chúng tôi quan sát một nhóm người đang đo đạc và ghi vào sổ những cây gỗ vừa đốn hạ. Gỗ được đóng dấu búa của kiểm lâm ngay tại bãi, sau đó xe cẩu khẩn trương nâng chất lên thùng container và xe tải để chở ra khỏi rừng. Xe cuốc, máy ủi được huy động tới để thợ đốn hạ cây tới đâu thì tiến hành san ủi mặt bằng tới đó. Một diện tích rừng rộng lớn đã bị san ủi trống trơn, chỉ còn nham nhở những gốc cây vừa bị đốn hạ.
Đi sâu vào khu khai thác, tiếng cưa máy gầm rú từ khắp mọi hướng, tiếng cây ngã gãy vang dội cả một góc rừng. Cạnh đó là nhiều nhóm người, mỗi nhóm khoảng 4 - 5 thợ đang hì hục cắt hạ cây, đưa từng khúc gỗ lớn chất lên xe cải tiến để vận chuyển ra đường 10. Hàng loạt gốc cây cổ thụ, vết cắt còn ứa những dòng nhựa tươi rói nằm trơ trọi giữa bãi đất trống, bên cạnh là cành cây ngổn ngang. Một người dân địa phương dẫn đường cho chúng tôi cho biết: “Trước khi đốn hạ, những cây gỗ trong rừng đều đã được đánh số và đơn vị khai thác đã được cấp phép vận chuyển mua bán gỗ nên vô tư khai thác”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào lúc cao điểm, có tới 15 máy xúc với khoảng 60 - 70 thợ rừng tham gia đốn hạ cây, vận chuyển gỗ. Trung bình mỗi ngày có khoảng 35 m3 gỗ và hơn 10 tấn củi được chở từ rừng ra bãi tập kết. Với lực lượng khai thác hùng hậu, dù đang là mùa mưa nhưng chỉ trong khoảng 3 tháng, gần 129 ha rừng tại khoảnh 1 đã cơ bản bị đốn hạ và san phẳng. Diện tích dự kiến tiếp tục đốn hạ là hơn 224,3 ha (thuộc khoảnh 2 và 3, tiểu khu 69).
Một bãi tập kết và phương tiện vận chuyển gỗ ra khỏi rừng
“Chẳng khác gì bức tử rừng”
Ngày 5.8, chúng tôi tiếp tục xuyên rừng để có mặt tại khoảnh 2 và 3 của tiểu khu 69 (nơi dự kiến sẽ tiếp tục bị chặt phá trong những ngày tới).
Khoảnh 2 là loại rừng khộp, ngoài diện tích rừng hỗn giao với nhiều cây gỗ lớn thì có khoảng 25 ha toàn cây dầu. Dầu mọc san sát, thân thẳng và xanh tươi mỡ màng, đẹp như một bức tranh. Hầu hết cây có đường kính 15 - 25 cm, có cây đường kính tới 35 cm. Một kiểm lâm tiếc nuối: “Rừng dầu này quá đẹp, chúng tôi mất hàng chục năm trời để bảo vệ mới được như vậy. Giờ mà phá đi để làm dự án thì xót xa quá”.
Tại khoảnh 3 là rừng hỗn giao gồm lồ ô và cây gỗ lớn. Càng vào sâu bên trong thì rừng càng rậm rạp. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới luồn lách qua được. Lồ ô, nứa mọc lên san sát và dày đặc như những bức tường. Cây gỗ lớn còn rất nhiều, có cây đường kính phải ba vòng tay người lớn ôm mới xuể, thân thẳng tưng cao từ 20 - 30 m.
Theo ông Nguyễn Văn Ách, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Bù Đốp, khoảnh 2 là rừng khộp. Đây cũng là một loại rừng đặc trưng của vùng Đông Nam bộ, hiếm nơi nào có được khu rừng đẹp như vậy. Một phần khoảnh 2 và toàn bộ khoảnh 3 là rừng thường xanh, chủ yếu là lồ ô xen gỗ. Nhiều thú rừng như bò tót, trâu rừng, nai và các loài thú có móng về kiếm ăn, sinh sống rất nhiều. “Nếu không tính mật độ cây mà cứ lấy quy định phải đạt trữ lượng gỗ dưới 100 m3/ha để áp đặt là rừng nghèo kiệt rồi chuyển đổi mục đích làm dự án thì chẳng khác gì bức tử rừng”, ông Ách nói.
Theo phân tích của ông Ách, tuy thuộc quy hoạch rừng sản xuất nhưng khu vực “bị bức tử” gắn liền với các tiểu khu rừng phòng hộ xung yếu khác như 60, 66, 73, 74 tạo nên hệ thống quản lý liên vùng, đồng thời là vùng đệm góp phần quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ đầu nguồn trên lâm phần. “Nếu phá đi sẽ làm mất thế liên hoàn trong công tác bảo vệ rừng, làm manh mún, xen cắt các tiểu khu, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. Mặt khác, rừng tại khoảnh 1, 2, 3 tiếp giáp với rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đắk Quýt, là lá chắn bảo vệ lòng hồ thủy điện Cần Đơn mỗi lần có mưa lũ. Khoảnh 1 đã phá hết rồi, nếu phá tiếp khoảnh 2 và 3 nữa là chạm vào rừng phòng hộ sát suối đầu nguồn đưa nước ra sông Đắk Quýt”, ông Ách nói.
Khu rừng tuyệt đẹp với những cây gỗ lớn trước nguy cơ bị đốn hạ Ảnh: Tiểu Thiên
“Thống nhất thực hiện”
Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2009, UBND tỉnh Bình Phước có văn bản chấp thuận vị trí, diện tích, quy hoạch, hiện trạng đất lâm nghiệp cho Công ty Savibico (sau đổi tên thành Công ty CP đầu tư phát triển Sài Gòn - Bình Phước) thuê để thực hiện “Dự án chăn nuôi và chế biến” trên diện tích 1.022 ha. Do Savibico chậm triển khai dự án nên sau đó tỉnh Bình Phước đã thu hồi và giao cho Công ty TNHH MTV cao su Sông Bé (gọi tắt là Công ty cao su Sông Bé) quản lý. Tiếp đó, Công ty cao su Sông Bé đề nghị được triển khai thực hiện “Dự án trồng rừng, trồng cao su kết hợp chăn nuôi” trên đất lâm nghiệp thu hồi và được UBND tỉnh chấp thuận.
Mới đây nhất, tháng 7.2016, UBND tỉnh có văn bản thông báo kết luận của chủ tịch tỉnh tại cuộc họp giải quyết kiến nghị của Công ty cao su Sông Bé. Theo đó, đối với dự án chăn nuôi kết hợp trồng rừng tại Nông lâm trường Bù Đốp, do vị trí thực hiện dự án gần khu vực biên giới, không phù hợp phát triển du lịch nên thường trực tỉnh ủy đã thống nhất thực hiện dự án chăn nuôi, kết hợp trồng rừng trên diện tích hơn 575 ha.
“Trước mắt, khẩn trương hoàn thành thiết kế bài cây (đánh số thứ tự, tính toán trữ lượng gỗ - PV), nghiệm thu, cấp phép khai thác lâm sản trên diện tích hơn 224,3 ha tại khoảnh 2 và 3 để thuận lợi trong quá trình triển khai dự án. Để phát huy tối đa giá trị sử dụng đất, UBND tỉnh giao Công ty cao su Sông Bé khảo sát cụ thể từng khu vực, tiến hành lập dự án chăn nuôi kết hợp trồng cây cao su, cây ăn trái, các loại cỏ phục vụ chăn nuôi”, văn bản của UBND tỉnh nêu rõ.
Dân mong ngừng ngay dự án
Tháng 6.2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại sang mục đích khác kể cả các dự án được phê duyệt, trừ các dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh... Thế nhưng, những gì chúng tôi ghi nhận được đã cho thấy “lệnh đóng cửa rừng” của Thủ tướng vẫn chưa được chấp hành nghiêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Huy, Chủ tịch UBND xã Phước Thiện, cho hay rừng tại tiểu khu 69 là rừng tự nhiên hàng trăm năm nay, “người ta cứ quy là rừng nghèo kiệt rồi chuyển đổi là không hợp lý”. Theo ông Huy, hiện nay H.Bù Đốp còn rất ít diện tích rừng, tình trạng hạn hán và lũ lụt thì ngày càng gia tăng. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của HĐND xã, người dân cũng có ý kiến không nên phá rừng để trồng cao su, phá hỏng môi trường tự nhiên. “Tôi và người dân đều mong muốn tỉnh ngừng ngay dự án tại tiểu khu 69 và dự án chuyển đổi rừng ở những nơi khác để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên còn lại”, ông Huy khẳng định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.