Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Ba loài cây "thích" ăn thịt động vật
(23:21:10 PM 28/05/2013)1. Cây nắp ấm ăn thịt chuột
Cây nắp ấm Nepenthes attenboroughii. |
Cây nắp ấm (Nepenthes) có tới 140 phân loài, thường mọc ở những vùng núi cao. Nepenthes attenboroughii mọc trên đỉnh núi Victoria, ở miền Trung Palawan, Philippines. Nepenthes spathulata được tìm thấy trên các hòn đảo thuộc Java và Sumatra của Indonesia, phổ biến ở đảo Borneo, Indonesia... Cây nắp ấm được xem là loài cây ăn thịt lớn nhất. Chúng có thể cao đến hơn 5m với những chiếc lá hình cái bình rộng khoảng 30cm có nắp.
Một con chuột không may là nạn nhân của cây nắp ấm Nepenthes northiana. |
Cây nắp ấm lấy chất dinh dưỡng bằng cách bẫy và tiêu hóa con mồi. Vì vậy, chúng thường có màu sắc sặc sỡ để thu hút con mồi. Con mồi của loài cây kỳ lạ này là rết, nhện, cả ếch và chuột. Khi con mồi rơi vào lá, cái nắp ấm sẽ đóng lại để nó không thể thoát ra. Con mồi sẽ giãy giụa rồi kiệt sức. Sau đó, cây nắp ấm sẽ tiết ra axit và các enzyme tiêu hóa chúng.
2. Cây bẫy ruồi bắt côn trùng
Cây bẫy ruồi bắt con mồi. |
Cây bẫy ruồi (Venus flytrap) là loài cây ăn thịt côn trùng mọc tại những vùng lầy lội ở Bắc và Nam Carolina, Mỹ. Cây bắt ruồi có những chiếc lá hình dáng kỳ lạ gồm hai mảnh có khớp nối với nhau. Mép lá có gai nhọn trông giống như những ngón tay và rất nhạy cảm. Bất cứ thứ gì chạm vào những chiếc gai thì lá cây sẽ đóng lại trong vòng chưa đầy một giây giống như một cái bẫy. Con mồi của nó chủ yếu là côn trùng: ruồi, nhện, ong... Nếu đối tượng không phải là "thực phẩm" mà là một hòn đá hoặc một cái hạt thì cái bẫy sẽ mở lại trong khoảng 12 giờ và "nhổ" nó ra.
Khi con mồi rơi vào bẫy, cây sẽ tiết ra dịch tiêu hóa biến chúng thành chất dinh dưỡng nuôi cây. Quá trình tiêu hóa diễn ra trong khoảng 5-12 ngày. Sau đó cái bẫy sẽ mở ra, tiếp tục quá trình thu hút côn trùng. Tuy nhiên, mỗi cái bẫy chỉ bắt khoảng 3 con mồi rồi chúng sẽ héo và thối rữa, rụng đi như lá cây thông thường. Những phần thịt mềm của côn trùng sẽ bị tiêu hóa hết còn phần vỏ cứng sẽ bị gió thổi bay hoặc nước mưa cuốn trôi khi cái bẫy mở ra. Hiện nay, cây bẫy ruồi đang có nguy cơ tuyệt chủng vì nhiều người thích sưu tầm chúng.
3. Cây rắn hổ mang
Cây rắn hổ mang (Cobra Lily) phân bố chủ yếu ở phía bắc California và phía nam Oregon, Mỹ. Chúng thường mọc ở những vùng đầm lầy và nơi ẩm uớt giống như rêu. Nếu môi trường thuận lợi, loài cây này có thể đạt kích thước lớn nhất tới hơn 2 m. Loại cây này được gọi là rắn hổ mang vì lá của chúng có hình dáng giống như những con rắn hổ mang với cái lưỡi dài lè ra ngoài.
Lá cây chính là một cái bẫy, tiết ra mùi hương quyến rũ thu hút ruồi, muỗi và các con côn trùng khác. Khi côn trùng bị nhử vào cái bẫy, chúng sẽ tìm mọi cách thoát ra. Tuy nhiên lá cây uốn cong và trơn khiến con mồi rất khó thoát thân. Khi con mồi mệt mỏi, chúng sẽ rơi xuống và cây sẽ tiết ra một loại nước dìm chết côn trùng. Sau đó, con mồi sẽ bị phân huỷ bởi các vi khuẩn và vi sinh vật. Chất dinh dưỡng sẽ được hoà quyện với nước giúp cây rắn hổ mang dễ hấp thụ để phát triển.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.