Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ tư, 27/11/2024, 13:07:37 PM (GMT+7)
8ha rừng có giá...16 triệu đồng?
(08:00:04 AM 18/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Hàng loạt dự án du lịch, khai thác titan… được phê duyệt triển khai khiến diện tích đất và rừng phòng hộ ven biển của tỉnh Thừa Thiên – Huế bị thu hẹp
>> Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường >> Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn >> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
Năm 2008, Công ty CP Đầu tư phát triển Phong Phú - Lăng Cô được tỉnh Thừa Thiên – Huế phê duyệt và cấp đất để xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf tại thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc. Trong 292 ha được cấp, có đến 250 ha là rừng dẻ phòng hộ hàng ngàn năm tuổi.
Đây là khu rừng tự nhiên đã được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế giao cho cộng đồng dân cư thôn Phú Hải 2 quản lý từ năm 2002. Khu rừng dẻ này đã giúp ích rất lớn cho người dân trong việc bảo vệ nạn cát lấn, chắn bão rất hiệu quả.
Vào năm 2008, Công ty CP Đầu tư phát triển Phong Phú – Lăng Cô đã triển khai xây dựng giai đoạn 1 trên diện tích 8,4 ha và đã đền bù cây cối, hoa màu cho người dân. Trong đó, công ty này đã đền bù gần 8 ha rừng dẻ với tổng số tiền… 16 triệu đồng. Theo quy hoạch, dự án chỉ giữ lại 321 m2 rừng dẻ. Theo UBND xã Lộc Vĩnh, hiện chủ đầu tư đang tiến hành đền bù cho người dân để tiếp tục triển khai dự án ở giai đoạn tiếp theo.
Ông Bùi Ngọc Ga, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh, khẳng định rừng dẻ phòng hộ này là tài sản vô giá, là “lá phổi xanh” của nhiều địa phương trong khu vực. “Đây là diện tích rừng dẻ ven biển duy nhất ở miền Trung và cả nước chỉ có 3 khu rừng như vậy. Nhiều lần người dân đã kiến nghị phải bảo vệ khu rừng này nhưng không có kết quả”- ông Ga cho biết.
Còn tại khu rừng phi lao và cây keo phòng hộ ven biển ở thôn 6, xã Vinh Thanh (huyện Phú Vang), trong mấy ngày trở lại đây, Công ty Xi măng Hữu nghị Phú Thọ đang triển khai san mặt bằng để xây dựng khu du lịch sinh thái ven biển. Theo quy hoạch, dự án khu du lịch này có diện tích 47,5 ha, trong đó xã Vinh Thanh gồm 33 ha và 14,5 ha thuộc xã Vinh An (huyện Phú Vang). Ông Phan Tặng, cán bộ văn phòng xã Vinh Thanh, cho biết toàn bộ diện tích của khu du lịch này là đất rừng phòng hộ, trong đó gồm 16 ha rừng keo chịu hạn, 13 ha là rừng phi lao.
Ông Tặng cho biết thêm: “Hiện Công ty CP Hà Nội Ngàn Năm đang làm thủ tục xin UBND tỉnh cấp 44 ha tại khu đất rừng phòng hộ ven biển tại thôn 1 và 2 để đầu tư làm khu du lịch. Nếu được cấp phép, trong thời gian tới, xã Vinh Thanh chỉ còn lại chưa tới 70 ha rừng phòng hộ ven biển”.
Còn tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang), hiện đã có 2 dự án khu nghỉ dưỡng ven biển với tổng diện tích trên 77 ha của Công ty TNHH một thành viên Làng du lịch Villa Louise và Công ty CP Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam (Vinconstec) đang được triển khai xây dựng.
Ông Đặng Viết Tùy, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, cho biết: “Trong 77 ha đã được cấp có đến 31 ha thuộc đất rừng phòng hộ. Đây là đất có rừng phi lao từ 20-30 năm tuổi, do người dân, các đoàn thể địa phương trồng và quản lý”.
Rừng 661 bị thanh lý sớm
Trong 5 năm trở lại đây có đến 200 ha rừng trồng ven biển thuộc Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) tại Thừa Thiên – Huế bị thanh lý, nhường đất cho việc làm du lịch, khai thác titan, xây dựng công nghiệp… Diện tích trên tập trung ở các xã Quảng Công, Quảng Lợi, Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền); xã Phong Hòa, Phong Hải, Điền Hải (huyện Phong Điền)…
Quang Nhật (NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 88 cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- Ba cây ở Hà Trung - Thanh Hóa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- 9 cây Giáng hương ấn tại Làng sinh thái Hương Trà - Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.