Thứ bảy, 23/11/2024, 20:07:33 PM (GMT+7)

Việt Nam chú trọng thực thi pháp luật và tuyên truyền giảm sử dụng động vật hoang dã

(13:11:20 PM 22/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/10, tại Hà Nội, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức “Hội thảo APEC về giảm nhu cầu sử dụng động vật hoang dã trái phép” nhằm chia sẻ, chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp cụ thể, hướng tới xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động để duy trì và phát triển có hiệu quả sự hợp tác bền vững trong kế hoạch giảm nhu cầu sử dụng động vật hoang dã.

Việt[-]Nam[-]chú[-]trọng[-]thực[-]thi[-]pháp[-]luật[-]và[-]tuyên[-]truyền[-]giảm[-]sử[-]dụng[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã

Ảnh minh hoạ IE


CITES là Công ước quốc tế giữa các Chính phủ với mục tiêu kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã một cách bền vững trên toàn thế giới. Với vai trò to lớn về mọi mặt gồm kinh tế, chính trị, văn hoá, các nền kinh tế trong khối APEC cần phải cùng nhau nâng cao tinh thần hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, thấu hiểu và tương trợ để cùng giải quyết các thách thức mới nổi trong khu vực. Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái độc đáo, phong phú với nhiều kiểu hệ sinh thái đặc trưng bao gồm trên cạn, đất ngập nước, biển và ven biển; hơn 12.000 loài thực vật bậc cao, trên 1.600 loài động vật hoang dã là thú, chim, bò sát và ếch nhái.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh: Việc buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã trái phép đang trở thành vấn đề cấp bách, khu vực APEC đang phải đối mặt với vấn nạn buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã với quy mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây ra tổn thất to lớn cho các Chính phủ cũng như đối với hệ sinh thái và đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên. Vì thế, Việt Nam đã hết sức chú trọng đến công tác thực thi pháp luật và tuyên truyền nhằm giảm nhu cầu sử dụng động vật hoang dã trái phép.

Tháng 2/2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành chỉ thị đặc biệt chỉ đạo tất cả các Bộ, ngành phải thực hiện mọi biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn nạn này. Bên cạnh đó, Việt Nam đã có các Chương trình hành động cụ thể đối với từng loài như Kế hoạch hành động bảo tồn Voi đến năm 2020, Chiến lược bảo tồn Hổ đến năm 2022, Chương trình quốc gia về giảm cầu sử dụng sừng tê giác.

Ông Ngãi cũng cho biết, hiện nay nhu cầu sừng tê giác ở Việt Nam đã giảm 33% trung bình trên cả nước, đặc biệt là nhu cầu ở Hà Nội đã giảm tới 77%.

Nhằm bảo tồn, phát triển bền vững các loài động vật, thực vật hoang dã, Chính phủ đã ban hành danh mục các loài động vật, thực vật rừng nguy cấp, quí, hiếm qui định trên 250 loài thực vật và động vật rừng thuộc nhóm đầu. Những năm gần đây, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang trong quá trình sửa đổi Bộ Luật hình sự để nâng mức độ hình phạt đối với tội vi phạm qui định về bảo vệ đối với động vật hoang dã, quý hiếm. Công tác tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng động vật hoang dã cũng được coi là một ưu tiên hành động, thể hiện rõ trong Chương trình Hành động Quốc gia về Kiểm soát buôn bán trái phép các loài hoang dã xuyên biên giới từ nay đến năm 2020.

Để thúc đẩy hợp tác APEC trong lĩnh vực động vật hoang dã, cần xây dựng và triển khai các dự án hợp tác nâng cao thực thi pháp luật, tuyên truyền nâng cao nhận thức để giảm cầu sử dụng động vật hoang dã trái phép, từ đó thúc đẩy việc ngăn ngừa các hoạt động buôn bán trái phép. Mặt khác, cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng và triển khai các chương trình tuyên truyền có tính đổi mới, tác động rõ ràng cụ thể, có thể đo lường được…

Hoàng Linh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam chú trọng thực thi pháp luật và tuyên truyền giảm sử dụng động vật hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI