Thông tin môi trường
Tham vấn tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công
(09:51:52 AM 29/10/2015)Một đoạn sông Mê Công- Ảnh: TL
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chuyên ngành và nhiều chuyên gia đã cùng thảo luận, xem xét một số vấn đề lớn được đề cập tại Báo cáo bao gồm tài nguyên nước (dòng chảy, bùn cát, dinh dưỡng, chất lượng nước), giao thông thủy, đa dạng sinh học, thủy sản, nông nghiệp, sinh kế và kinh tế của người dân trong khu vực.
Báo cáo dự thảo đánh giá tác động đến đa dạng sinh học cho thấy việc xây dựng thủy điện trên các dòng chính sông Mê Công sẽ làm suy giảm 50-70% bồi lắng bùn cát, đồng thời suy giảm 30-50% năng suất sinh học sơ cấp. Điều này đồng nghĩa với việc suy giảm năng suất nông nghiệp và thủy sản, gia tăng hiện tượng xói lở bờ sông. Hiện tượng giảm bồi lắng ven biển cũng dẫn đến mất cơ hội mở rộng lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Về những tác động tiềm tàng, việc xây đập thủy điện sẽ làm suy thoái các sinh cảnh thủy vực và suy giảm nhiều loài cá và các loài thủy sản khác trong khu vực trong đó có loài cá heo Mê Công. Cùng với đó là sự gia tăng xói mòn và mất các đảo, cồn cát, ảnh hưởng đến chim, rùa, cá và những loài khác. Đối với các loài di cư, sẽ có khoảng 10% các loài cá trên sông Mê Công khu vực phía Nam Campuchia và Việt Nam (50-64 loài cá) có khả năng bị tuyệt diệt. Ít nhất 5 loài đặc hữu của sông Mê Công có khả năng bị tuyệt chủng, trong đó có loài cá heo sông Mê Công. Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến nghề cá ở Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy, có tới 40% số loài cá trắng (33 loài) rất dễ bị tổn thương và mất đi do bị ngăn cản quá trình di cư bởi các đập thủy điện.
Một số ý kiến của các chuyên gia tham dự Hội thảo cũng cho rằng, khi xây dựng báo cáo cần chú ý đến những công trình thủy điện, hồ chứa ở dòng nhánh để tính toán được chính xác và tổng thể những tác động của tất cả các công trình đối với nền kinh tế quốc dân, từ đó có hướng giải quyết cụ thể. Bên cạnh đó, số liệu nghiên cứu cũng cần được cập nhật để đánh giá đúng những mặt được và mất của việc xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công.
Sông Mê Công có chiều dài khoảng 4.880 km chảy qua lãnh thổ 6 quốc gia: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, lưu vực sông Mê Công hiện nay và trong tương lai giữ một vai trò quan trọng, không chỉ trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia ven sông mà còn cả trong phát triển hợp tác kinh tế và chính trị trong khu vực.
Việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Công đã và đang gây ra một loạt tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới người dân của nhiều quốc gia, đặc biệt là những người dân sinh sống tại vùng hạ lưu con sông như Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó tác động lớn nhất chính là việc ảnh hưởng đến các loài cá và nghề cá trên sông Mê Công.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.