Chủ nhật, 19/01/2025, 06:22:08 AM (GMT+7)

Số lượng tỷ phú tăng gấp đôi trong khi bất bình đẳng vượt tầm kiểm soát

(21:10:11 PM 30/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Bất bình đẳng tăng cao có thể khiến cuộc chiến chống đói nghèo chậm lại hàng thập kỷ , số lượng tỷ phú trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Đó là cảnh báo của Oxfam trong báo cáo về bất bình đẳng công bố toàn cầu ngày 30/10/2014

Số[-]lượng[-]tỷ[-]phú[-]tăng[-]gấp[-]trong[-]khi[-]bất[-]bình[-]đẳng[-]vượt[-]tầm[-]kiểm[-]soát

Ảnh minh hoạ: IE



Báo cáo Thu hẹp Khoảng cách: Đã Đến Lúc Xóa Bỏ Bất Bình Đẳng Cực Đoan chỉ ra rằng trong khi những người giàu nhất thế giới sở hữu nhiều tiền hơn số họ có thể chi tiêu, hàng trăm triệu người khác phải sống trong cảnh túng quẫn, thiếu hụt những điều kiện chăm sóc y tế và giáo dục cơ bản.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thịnh vượng không được san sẻ cho những người bình thường mà chỉ dành cho những người ở vị trí cao, những người mà của cải thậm chí đang gia tăng một cách chóng mặt. Theo một danh sách được Oxfam công bố vào tháng Một, 85 người giàu nhất hiện đang nắm giữ khối lượng tài sản bằng tổng số tài sản của một nửa số dân nghèo nhất thế giới cộng lại. Trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2014, tài sản của những người này được cộng thêm 668 triệu đôla mỗi ngày, tương đương với gần nửa triệu đôla mỗi phút.

Ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân trên thế giới nhìn nhận vấn đề gia tăng bất bình đẳng như một thách thức lớn của thời đại, từ Quỹ Tiền tệ quốc tế, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đến Tổng thống Mỹ Obama và Giáo Hoàng. Tuy nhiên dù biết rõ những thiệt hại về mặt kinh tế và xã hội là không thể tránh khỏi nếu không có những hành động kịp thời, chúng ta gần như vẫn chưa làm gì để thay đổi tình hình.

Nhận được sự ủng hộ từ Graça Machel, Kofi Annan, Joseph Stiglitz cùng nhiều nhân vật khác, báo cáo của Oxfam đã mở đầu cho một chiến dịch mới mang tên Thu hẹp Khoảng cách, nhằm vận động các nhà lãnh đạo thế giới biến lời nói thành hiện thực và đảm bảo những người nghèo nhất được đối xử bình đẳng hơn. Cần hành động để ngăn chặn tình trạng trốn thuế của những tập đoàn đa quốc gia và những cá nhân giàu có nhất thế giới. Những tập đoàn quốc tế lớn và những người giàu có nhất cần đóng góp công bằng vào ngân sách nhà nước, để các quốc gia có thể xóa bỏ sự bất bình đẳng và xây dựng xã hội công bằng hơn.

Bà Winnie Byanyima, Giám đốc Điều hành Oxfam Quốc tế cho biết: “Thay vì là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng cực đoan đã và đang cản trở sự phát triển thịnh vượng của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay của cải đang chảy về nhóm người giàu có, và điều này sẽ còn tiếp diễn cho đến khi các chính phủ hành động. Chúng ta không thể cho phép những học thuyết kinh tế thiển cận cũng như lợi ích cá nhân của một nhóm những người giàu có và quyền lực che mắt chúng ta khỏi thực tế này”.

“Trong khi thế giới có hàng triệu người chết do không được chăm sóc y tế và hàng triệu trẻ em không được đến trường, một nhóm nhỏ thượng lưu lại có nhiều tiền hơn số họ có thể tiêu hết trong cả cuộc đời”.

“Bất bình đẳng làm cản trở sự tăng trưởng, suy đồi hệ thống chính trị, hạn chế các cơ hội, gia tăng tình trạng bất ổn đồng thời khắc sâu thêm sự phân biệt đối xử, đặc biệt là với phụ nữ,” bà Byanyima nhận xét.

Việc phân phối lại tài sản của những người giàu nhất, dù chỉ một lượng rất nhỏ, cũng mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp. 1,5 phần trăm tài sản của các tỷ phú trên thế giới mỗi năm là đủ để giúp tất cả các trẻ em được đến trường và các quốc gia nghèo nhất thế giới được cung cấp các dịch vụ y tế.

Hiệu quả của việc xóa bỏ bất bình đẳng cũng to lớn như hậu quả của việc không hành động. Ví dụ tại Ấn Độ, nếu có thể ngăn chặn tình trạng gia tăng bất bình đẳng, thêm 90 triệu người sẽ thoát khỏi cảnh đói nghèo cùng cực trước năm 2019. Tại Kenya, 3 triệu người người sẽ đứng trước nguy cơ bị đẩy xuống dưới mức nghèo cũng vào năm 2019 nếu mức độ bất bình đẳng giữ nguyên ở mức hiện tại thay vì giảm nhẹ.

Bà Byanyima bổ sung, “Mong muốn xóa bỏ bất bình đẳng không xuất phát từ sự ghen tị với người giàu vì những siêu xe và du thuyền hạng sang - nó xuất phát từ thực tế rằng những người giàu có thực sự sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn những người nghèo khổ. Chúng ta đang sống trong thế giới mà tài nguyên là đủ để tất cả mọi người có thể cải thiện cuộc sống. Bất bình đẳng cực đoan là nguyên nhân dẫn đến bất ổn, xung đột và thậm chí là các vấn đề tâm lý có thể tác động đến bất kỳ ai. Đã đến lúc phải Thu hẹp Khoảng cách trước khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn.”

Đầu tư vào các dịch vụ công miễn phí sẽ là giải pháp thiết yếu để Thu hẹp Khoảng cách giữa nhóm những người giàu nhất và nhóm còn lại. Hàng năm,100 triệu người rơi vào cảnh nghèo khổ vì họ buộc phải chi trả cho dịch vụ y tế. Trong giai đoạn 2009-2014, ít nhất 1 triệu phụ nữ đã chết khi sinh con do không được tiếp cận những dịch vụ y tế cơ bản(9).Thêm vào đó, chi phí giáo dục vẫn nằm ngoài khả năng tài chính của nhiều gia đình. Ví dụ như ở Ghana, những gia đình nghèo nhất phải chi đến 40% thu nhập nếu muốn gửi một người con đến học tại một ngôi trường có chi phí thấp, điều này càng nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của giáo dục miễn phí cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, với những người đang đứng trên đỉnh cao của sự giàu có, câu chuyện lại hoàn toàn khác khi mà họ đã có đủ tài sản để có thể sống thoải mái cả cuộc đời. Nếu mỗi người trong nhóm những người giàu nhất thế giới tiêu 1 triệu đôla mỗi ngày, họ sẽ cần 200 năm để tiêu hết khối tài sản của mình. Đây không chỉ là câu chuyện của những nước giàu, hiện nay có 16 tỷ phú đang sinh sống tại khu vực Châu Phi Sahara, cùng với 358 triệu người sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực. Tại Nam Phi, tình trạng bất bình đẳng còn nghiêm trọng hơn cả cuối thời kì phân biệt chủng tộc A-pác-thai.

BT/Tinmoitruong.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Số lượng tỷ phú tăng gấp đôi trong khi bất bình đẳng vượt tầm kiểm soát

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI