Thông tin môi trường
Nâng cao nhận thức Bảo tồn Cầy vằn
(20:04:55 PM 05/01/2015)Nội dung ấn phẩm của chiến dịch nâng cao nhận thức
Gần 2000 bộ Lịch và Áp-phích Cầy vằn đã được gởi đến Chi cục Kiểm lâm của 63 tỉnh thành và hơn 20 cơ quan công tác trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. Chiến dịch nhằm nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn Cầy vằn và đảm bảo Cầy vằn bị tịch thu được chuyển đến các trung tâm cứu hộ vì mục đích bảo tồn. Đây là lần đầu tiên, chiến dịch nâng cao nhận thức bảo tồn loài Cầy vằn được thực hiện tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong chiến dịch này, Cán bộ Trung tâm Save Vietnam’s Wildlife đã di chuyển hơn 5000 kilômet qua 8 tỉnh thành miền Trung và 19 tỉnh thành miền Bắc Việt Nam để thăm, làm việc và trao tận tay bộ lịch và áp phích bảo tồn Cầy vằn cho các Chi cục Kiểm lâm tại các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định ,Hà Nội và hai và Vườn Quốc gia: Phong Nha Kẻ Bàng và VQG Bạch Mã.
Tặng Lịch và áp-phích Cầy vằn cho Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
Tặng Lịch và áp-phích Cầy vằn cho Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình
Tặng Lịch và áp-phích Cầy vằn cho Chi cục Kiểm lâm Yên Bái
Tại mỗi Chi cục Kiểm lâm và Vườn Quốc gia, cán bộ trung tâm đã chia sẻ với các cán bộ kiểm lâm về các mối đe dọa cũng như biện pháp bảo tồn Cầy vằn nói riêng, Thú ăn thịt và Tê tê nói chung. Những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nhận dạng động vật hoang dã, cách xử lý và chăm sóc thú ăn thịt và tê tê sau tịch thu cũng được đưa ra thảo luận. Tờ rơi nhận dạng Tê tê cũng đã được trao tận tay các Chi cục Kiểm lâm.
Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã chia sẻ: “Trong vòng 12 năm qua, không có cá thể Cầy vằn nào được chuyển giao cho các trung tâm cứu hộ tại Việt Nam. Đa số Cầy vằn bị tịch thu được thả ngay vào rừng khi chưa thông qua kiểm dịch và giám sát hoặc bị bán thanh lý. Chúng tôi hi vọng chiến dịch này sẽ thu hút sự chú ý và hành động của các cơ quan chức năng cũng như cộng đồng nói chung nhằm bảo tồn Cầy vằn và các loài động vật hoang dã.”
Cầy vằn (Chrotogale owstoni) là một trong những loài cầy quý hiếm nhất ở nước ta do nhiều nguyên nhân. Cầy vằn hoạt động chủ yếu trên mặt đất nên chúng dễ bị dính bẫy thút, một loại dụng cụ săn bắt Cầy vằn phổ biến. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng Cầy vằn so với các loài Cầy khác ngày càng tăng, bởi chúng có bộ lông da đẹp và tuyến xạ có thể sử dụng làm dược liệu. Theo Sách đỏ Thế giới và Sách đỏ Việt Nam, Cầy vằn đều thuộc danh mục loài nguy cấp cần được bảo vệ.
Đến nay, chỉ có 19 cá thể Cầy vằn sống trong môi trường nuôi nhốt và đều được quản lý bởi Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê do Trung tâm và Vườn quốc gia Cúc Phương hợp tác quản lý. Trung tâm đã thực hiện thành công chương trình Nhân giống Bảo tồn Cầy vằn với 66 cá thể Cầy vằn con được sinh ra từ 14 cá thể Cầy vằn được cứu hộ và phục hồi bản năng tại trung tâm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
- Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó"
- Vụ tai nạn 7 người tử vong: Hồ sơ Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.