Thứ bảy, 18/01/2025, 19:20:25 PM (GMT+7)

Khai mạc Phiên họp Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ 25

(14:42:52 PM 29/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế nhiệm kỳ 2018 chủ trì phiên họp sáng 28/11

Sáng 28/11 tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Phiên họp Hội đồng lần thứ 25 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã chính thức khai mạc. Đây là Phiên họp cấp Bộ trưởng của Ủy hội sông Mê Công quốc tế được tổ chức thường niên và được tổ chức tại Việt Nam - quốc gia đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhiệm kỳ 2018.

 

Khai[-]mạc[-]Phiên[-]họp[-]Hội[-]đồng[-]Ủy[-]hội[-]sông[-]Mê[-]Công[-]quốc[-]tế[-]lần[-]thứ[-]25

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế nhiệm kỳ 2018 chủ trì phiên họp sáng 28/11
 
Phiên họp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế nhiệm kỳ 2018 chủ trì. 
 
Đoàn đại biểu Campuchia do ngài Lim Kean Hor - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nước và Khí tượng Campuchia, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công quốc gia Campuchia, Ủy viên Hội đồng Ủy hội của Campuchia làm trưởng đoàn;
 
Đoàn đại biểu Lào do ngài Sommad Pholsena - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công quốc gia Lào, Ủy viên Hội đồng Ủy hội của Lào làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Thái Lan do bà Wanthanee Viputwongsakul, Đại biện Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam làm Trưởng đoàn
 
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam làm Trưởng đoàn. Đoàn Việt Nam bao gồm đại diện của các Bộ, ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh…
 
Phiên họp lần thứ 25 thu hút gần 120 đại biểu đến từ 4 quốc gia thành viên là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam cùng với hai đối tác đối thoại Trung Quốc và Myanmar và gần 25 Đối tác Phát triển của Ủy hội tham gia Phiên họp.
 
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Uỷ hội sông Mê Công quốc tế năm 2018 bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới tất cả các Ủy viên Hội đồng đã chỉ đạo và hướng dẫn cho các hoạt động của Ủy hội trong suốt năm vừa qua.
 
Bộ trưởng Trần Hồng Hà - Chủ tịch Hội đồng Uỷ hội sông Mê Công quốc tế năm 2018 đề nghị các đại biểu tham dự Phiên họp hoan nghênh các thành tựu đã đạt được của Ủy hội trong thực thi các nhiệm vụ ưu tiên chiến lược đã đề ra tại các Hội nghị Cấp cao của Ủy hội và gần đây nhất là tại Tuyên bố chung Siem Reap của Hội nghị Cấp cao lần thứ 3 được tổ chức vào đầu năm 2018 tại Campuchia.
 
Hội nghị Cấp cao đã tạo ra động lực mới nhằm giúp cho Ủy hội và các đối tác tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác hơn nữa thông qua các lĩnh vực hành động ưu tiên như đã đề ra trong Tuyên bố chung và đây cũng là nội dung thảo luận chính của bốn Thủ tướng các quốc gia thành viên Ủy hội.
 
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Trong Phiên họp sáng 28/11, các đại biểu sẽ được nghe báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện các lĩnh vực hoạt động chính của Ủy hội kể từ Phiên họp Hội đồng lần trước được tổ chức tại Thành phố Pattaya, Thái Lan vào năm 2017.
 
Ủy hội đã nỗ lực phối hợp trong thực hiện cam kết đảm bảo duy trì liên kết bền vững giữa ba yếu tố là Nước - Lương thực - Năng lượng, bao gồm: Xây dựng và triển khai kế hoạch áp dụng kết quả của Nghiên cứu chung của Ủy hội về quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công; thực hiện các thủ tục giám sát sử dụng nước của Ủy hội; xem xét và cập nhật Chiến lược phát triển thủy điện bền vững toàn lưu vực. Đồng thời thực hiện Chương trình giám sát môi trường chung cho các dự án thủy điện dòng chính Mê Công để theo dõi các tác động môi trường xuyên biên giới, tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin về môi trường giữa các nước thành viên; duy trì ổn định hoạt động của các trạm thủy văn trong mạng lưới trạm của Uỷ hội (mạng lưới HYCOS); và tăng cường mở rộng hợp tác giữa Ủy hội và các đối tác…
 
Cũng trong Chương trình nghị sự buổi sáng 28/11, các đại biểu sẽ được nghe báo cáo về tiến độ chuyển giao các chức năng cơ bản về quản lý lưu vực sông cho các quốc gia thành viên thực hiện và kết quả tuyển dụng Giám đốc điều hành ven sông thứ hai. Hội đồng cũng sẽ thảo luận và phê chuẩn Kế hoạch công tác năm 2019 của Ủy hội do Ban Thư ký Ủy hội xây dựng và Ủy ban liên hợp của Ủy hội trình lên…
 
Trước khi kết thúc bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị tất cả các đại biểu tham dự Phiên họp tích cực tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến cho các nội dung của Chương trình nghị sự.
 
Theo chương trình, tại Phiên họp Hội đồng lần thứ 25, các bên sẽ tiến hành rà soát và đánh giá kết quả hoạt động của Ủy hội sông Mê Công quốc tế được thực hiện năm 2018, thảo luận và thống nhất Kế hoạch công tác năm 2019 của Ủy hội, thảo luận kết quả đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch Chiến lược 2016-2020 của Ủy hội, tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch hành động cho Dự án thủy điện Pắc Beng, tiến độ cập nhật Hướng dẫn thiết kế dự án thủy điện trên dòng chính năm 2018.
 
Cũng trong khuôn khổ của Phiên họp Hội đồng, Phiên họp với các đối thoại của Ủy hội là Trung Quốc và Mi-an-ma, Phiên họp tư vấn với các đối tác phát triển của Ủy hội cũng sẽ được tổ chức.
 
Các phiên họp là dịp tăng cường trao đổi, hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt trong hợp tác giữa Ủy hội và các quốc gia đối thoại. Tại Phiên họp, Trung Quốc và Mi-an-ma đều khẳng định tiếp tục sẵn sàng hợp tác với Ủy hội, đặc biệt là Trung Quốc nhấn mạnh sẽ tiếp tục hợp tác với Ủy hội trong chia sẻ thông tin số liệu, trao đối chuyên gia, thúc đẩy các nghiên cứu kỹ thuật chung giữa Trung Quốc và Ủy hội và tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hợp tác Mê Công - Lan Thương. Các Đối tác Phát triển của Ủy hội cũng khẳng định tiếp tục hợp tác với Ủy hội, hỗ trợ tài chính và tư vấn kỹ thuật trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Nguồn: Bộ TN&MT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khai mạc Phiên họp Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ 25

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI