Thông tin môi trường
Hội thảo tham vấn quốc gia về công trình thủy điện Đôn Sa Hông trên dòng chính sông Mê Kông
(22:41:19 PM 25/09/2014)
Khu vực dự kiến xây dựng đập Đôn Sa Hông (Don Sahong)
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ: Công trình thủy điện Đôn Sa Hông tác động bất lợi đến tuyến di cư của cá trên dòng chính sông Mê Kông. Theo đó, Ủy Hội sông Mê Kông quốc tế với các quốc gia thành viên đã tiến hành xem xét trước khi ra quyết định cuối cùng về đầu tư xây dựng công trình thủy điện với ý tưởng là nhằm phát triển toàn diện vùng hạ lưu, cải thiện môi trường sống nhân dân trong vùng, các quốc gia tiếp tục hợp tác hiện thực hóa tầm nhìn về một lưu vực sông Mê Kông thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội và bền vững về môi trường.
Ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho biết: Đây là hội thảo tham vấn chính thức đầu tiên mang tính chất sơ bộ nhằm báo cáo các công trình nghiên cứu khoa học mang tính chất khách quan về công trình thủy điện Đôn Sa Hông, các tác động của công trình đối với thủy sản, nguồn nước, phù sa, sinh kế của người dân trong khu vực. Sau khi có báo cáo chính thức của Ban Thư ký của Ủy ban Hợp tác sông Mê Kông quốc tế, Ủy ban Hợp tác sông Mê Kông Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo tham vấn để lấy ý kiến của các nhà khoa học, các địa phương, nhất là các tỉnh thành ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long một cách đầy đủ, khách quan nhất...
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trình bày các báo cáo, các công trình nghiên cứu về Hiệp định hợp tác bền vững lưu vực sông Mê Kông và Thủ tục thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận của Ủy Ban sông Mê Kông quốc tế; Giới thiệu về công trình thủy điện Đôn Sa Hông và yêu cầu cho quá trình Tham vấn trước; Nhận xét về tác động môi trường của Lào cho công trình thủy điện Đôn Sa Hông; Nghiên cứu về tác động của các công trình thủy điện dòng chính sông Mê Kông nói riêng và phát triển thủy điện nói chung đối với đồng bằng sông Cửu Long.
Theo ông Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập: Sông Mê Kông là một trong những dòng sông vĩ đại nhất thế giới với nguồn tài nguyên thiết yếu cho khu vực, duy trì sinh kế, sức khỏe, văn hóa của hàng triệu người. Toàn vùng sẽ chịu ảnh hưởng của các quyết định về sự phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông. Các quyết định phải dựa trên các nghiên cứu nghiêm túc và công nghệ được kiểm chứng và có sự tham vấn với các chính phủ và các cộng đồng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án hiện nay chưa thể giúp đưa ra quyết định khôn ngoan vì còn nhiều giả định, thiếu dữ liệu và phân tích báo cáo đánh giá tác động môi trường hiện nay chưa hoàn chỉnh nên rủi ro tác động còn rất cao. Các biện pháp giảm thiểu của tác động đưa ra chưa được chứng minh trong môi trường có sự đa dạng sinh học như sông Mê Kông...
Theo nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông của Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đã gây tác động đến số lượng và chất lượng nguồn nước, tác động đến phù sa, đa dạng sinh học, thủy sản, giao thông thủy, nông nghiệp, nền kinh tế và kế sinh kế của hàng triệu người dân...
Tại hội thảo, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về các thách thức đối với Hợp tác Mê Kông và giải pháp để phát triển bền vững lưu vực nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như chất lượng của các công trình nghiên cứu.
Được biết, đập thủy điện Đôn Sa Hông dự kiến xây dựng nằm trên lãnh thổ Lào, nằm trên dòng Đông Sa Hông là một nhánh thuộc dòng chính sông Mê Kông cách biên giới Campuchia khoảng 3 km và cách biên giới Việt Nam 420 km, công suất thiết kế khoảng 260 MW.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo tham vấn quốc gia về công trình thủy điện Đôn Sa Hông trên dòng chính sông Mê Kông
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.