Thông tin môi trường
Hội nghị Bảo tồn biển vì sự phát triển bền vững thủy sản Việt Nam
(21:32:33 PM 02/07/2015)Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Đức Ánh)
Hội nghị nhằm đánh giá kết quả đạt được sau 5 năm triển khai Quyết định 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê quyệt quy hoạch khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo; đồng thời xây dựng kế hoạch lồng ghép quản lý nghề cá bền vững trong các khu bảo tồn biển.
Tham dự hội nghị có hơn 80 đại biểu, đại diện các bộ, ban, ngành liên quan; các tỉnh, thành phố có khu bảo tồn biển nằm trong danh sách 16 khu bảo tồn biển được qui hoạch tại Việt Nam.
Sau 5 năm triển khai Quyết định 742/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh liên quan triển khai điều tra, quy hoạch chi tiết 8/16 khu bảo tồn biển. Trong số đó có 5 khu bảo tồn biển (Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Hòn Cau, Phú Quốc) đã đi vào hoạt động và bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận; 3 khu bảo tồn biển là một phần của Vườn Quốc gia (Cát Bà, Núi Chúa và Côn Đảo) cũng tiếp tục được quản lý. Riêng khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập ngày 31/12/2013.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, ngành thủy sản Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và cuộc sống của người dân lao động ven biển, trên các hải đảo. Trên thực tế, ngành thủy sản đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và luôn đứng ở vị trí 10 ngành kinh tế dẫn đầu trong xuất khẩu. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, sự suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên và suy thoái các hệ sinh thái biển, ven biển được xem là vấn đề nổi cộm cần ưu tiên giải quyết.
Thông qua hội nghị này, các đại biểu là các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi những kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo; đồng thời xây dựng kế hoạch lồng ghép quản lý nghề cá bền vững trong các khu bảo tồn biển. Qua đó giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cái nhìn tổng thể để xây dựng thực hiện kế khoạch năm 2016 và giai đoạn 2016-2020, tạo cơ sở vững chắc cho phát triển thủy sản bền vững ở Việt Nam.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận và thống nhất nhận định, công tác quản lý khu bảo tồn biển tại Trung ương và địa phương còn có những bất cập, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Ở nước ta vẫn chưa có đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước đối với các khu bảo tồn thiên nhiên. Hiện tại công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc 2 bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tài nguyên và Môi trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chính phủ giao quản lý hệ thống khu bảo tồn rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa (theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn dưới Luật). Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước (theo Luật Đa dạng Sinh học). Đối với các khu bảo tồn cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý toàn bộ khu bảo tồn nằm trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị cũng đã tập trung thảo luận các định hướng ưu tiên về chính sách và công tác quản lý theo các chủ đề xây dựng kế hoạch quản lý chuẩn áp dụng cho mạng lưới khu bảo tồn biển Việt Nam; bộ tiêu chí đánh giá về hiệu quả quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam; cơ chế tài chính bền vững cho các khu bảo tồn biển; các khuyến nghị chính sách và quản lý liên quan đến quản lý hiệu quả và bền vững khu bảo tồn biển; cơ chế hợp tác quản lý giữa Trung ương với địa phương và doanh nghiệp.
Hội nghị Bảo tồn biển vì sự phát triển bền vững thủy sản Việt Nam là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ Hợp tác 5 năm từ 2015-2020 giữa Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy trên một số lĩnh vực như: bảo tồn các loài thủy sản quý hiếm đang bị đe dọa toàn cầu, trong đó có rùa biển và bảo tồn các sinh thái biển, ven biển; hợp tác nghiên cứu đánh giá hiệu quả quản lý mạng lưới khu bảo tồn biển Việt Nam; nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý để đưa Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam (VIFARR) đi vào hoạt động, tạo cơ chế tài chính bền vững cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.