Thông tin môi trường
Dự thảo Luật tiếp cận thông tin cần được tiếp tục sửa đổi
(12:17:04 PM 30/06/2015)
Ban soạn thảo dự án Luật Tiếp cận thông tin họp lần thứ nhất -Ảnh: TL
Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ, Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin mới nhất do Bộ Tư pháp đưa ra mới đây vẫn chưa bảo đảm đầy đủ quyền tiếp cận thông tin của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đó là nhận định của Nhóm làm việc Vì sự tham gia của người dân (PPWG) sau khi tham vấn các tổ chức xã hội và các chuyên gia về Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin do Bộ Tư pháp soạn thảo.
Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người. Điều 25, Hiến pháp 2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Các cuộc tham vấn với các chuyên gia về luật pháp và quyền con người và các tổ chức xã hội, những tổ chức rất gần với người dân, cho thấy các cơ quan Nhà nước thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân chưa đầy đủ, việc này làm giảm niềm tin giữa người dân và Nhà nước.
Luật Tiếp cận thông tin, nếu đảm bảo được quyền tiếp cận thông tin của các chủ thể, chắc chắn sẽ đóng góp rất lớn vào thúc đẩy sự tham gia của người dân trong quản trị nhà nước, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, và cải thiện cuộc sống của người dân. Vì vậy, PPWG cho rằng một Luật Tiếp cận thông tin tốt cần đảm bảo được xây dựng dựa trên cách tiếp cận quyền con người. Dự thảo Luật cũng cần thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân.
Một trong những vấn đề của Dự thảo Luật hiện tại còn khiến nhiều chuyên gia và các tổ chức xã hội băn khoăn, đó là Dự thảo chưa thể hiện được nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử đối với các nhóm dễ bị tổn thương trong tiếp cận thông tin, đặc biệt là trẻ em, dân tộc thiểu số và những người bị hạn chế tự do. Ngoài ra, nguyên tắc công khai tối đa, bí mật là ngoại lệ cũng chưa được đảm bảo trong Dự thảo. Điều này hết sức quan trọng vì nó thúc đẩy các chủ thể cung cấp thông tin như cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ sử dụng nguồn lực công phải minh bạch và thực hiện trách nhiệm giải trình trước yêu cầu của xã hội. Dự thảo cũng cần đưa ra được cơ chế hiệu quả để thực thi đầy đủ quyền tiếp cận thông tin bằng việc thiết lập một cơ quan chuyên trách độc lập có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện, giám sát thực thi và giải quyết khiếu nại liên quan đến tiếp cận thông tin.
Với mong muốn Nhà nước tôn trọng và thực thi đầy đủ các quyền con người và tự do cơ bản của mỗi cá nhân và người dân, PPWG đã gửi các khuyến nghị với các đề xuất sửa đổi cụ thể tới Ban soạn thảo Luật Tiếp cận thông tin của Bộ Tư pháp ngày 27/6 vừa qua. Bà Ngô Thị Thu Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ, một thành viên của PPWG, nói: “Thông tin là oxy của nền dân chủ”. Việc hình thành một khuôn khổ pháp lý tốt để quyền tiếp cận thông tin được thực thi đầy đủ tại Việt Nam sẽ thúc đẩy người dân tham gia quản trị nhà nước hiệu quả, góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức và phòng chống tham nhũng, tạo niềm tin giữa người dân và các cơ quan nhà nước”.
PPWG là một nhóm làm việc gồm gần 300 tổ chức và cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực phát triển được hình thành từ năm 1999. Đây là mạng lưới hoạt động như một diễn đàn dành cho các tổ chức và các cá nhân, bao gồm các nhà tài trợ, cán bộ Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia…nhằm trao đổi thông tin và các ý tưởng về các vấn đề liên quan tới sự tham gia của người dân, thực hành dân chủ cơ sở và xã hội dân sự. Mục đích của PPWG là thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.